Ngày 9/7, một du khách đăng tải bài viết “tố” chủ nhà nghỉ C.Đ.L nằm trên đường Hồ Xuân Hương, phường Bắc Sơn, TP. Sầm Sơn (Thanh Hóa) có hành vi đe dọa, đuổi khách giữa đêm vì không chịu dùng bữa tại nhà nghỉ theo yêu cầu.
Theo anh H.Đ (Hà Nội), dịp cuối tuần vừa qua gia đình anh có chuyến du lịch ở Sầm Sơn (Thanh Hóa). Ban đầu, do đoàn đông nên gia đình anh định đặt thuê một biệt thự để nghỉ ngơi, nhưng đến sát ngày số lượng thành viên giảm còn một nửa nên kế hoạch buộc phải thay đổi.
Cũng vì thời gian gấp gáp lại vào dịp cuối tuần nên hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ ở Sầm Sơn đều kín phòng. Sau khi thương thảo, anh Đ. cũng đặt được 2 phòng lớn tại nhà nghỉ C.Đ.L trên đường Hồ Xuân Hương, phường Bắc Sơn, TP. Sầm Sơn (Thanh Hóa). Tuy nhiên, chủ nhà nghỉ yêu cầu anh Đ. phải ăn 4 bữa từ tối thứ 5 đến sáng chủ nhật, nếu không sẽ không cho thuê nữa.
“Lúc đó, mình cũng tặc lưỡi vì nghĩ bụng chắc đây là “văn hóa cho thuê nhà nghỉ tại Sầm Sơn” vì các nơi mình hỏi phòng đều ra điều kiện khách phải ăn tại nhà nghỉ mới đồng ý cho thuê. Hơn nữa đây lại là chỗ người quen giới thiệu nên mình cũng yên tâm đặt phòng”, anh Đ. nói.
Ngay sau khi đăng tải trên mạng xã hội, bài viết của anh Đ đã nhận được nhiều lượt chia sẻ và bình luận. |
Cũng theo anh Đ, gia đình anh nhận phòng vào tối 5/7/2018 và ăn 2 bữa tại khách sạn với giá đắt hơn rất nhiều so với bên ngoài. Buổi tối ngày nghỉ thứ 2, cả gia đình quyết định ra ngoài ăn theo lời mời một người bạn và cũng muốn thay đổi không khí. Tuy nhiên, khi vừa dùng bữa thì anh Đ. nhận được điện thoại của chủ nhà nghỉ với yêu cầu dọn đồ ngay trong đêm vì “dám tự ý ra ngoài ăn”.
Anh Đ bức xúc: “Tôi và gia đình đã nói chuyện trực tiếp với chủ nhà nghỉ C.Đ.L thì nhận được thái độ hằn học và cách trả lời vô cùng chợ búa. Bà chủ này cho rằng gia đình tôi tự ý ra ngoài ăn mà không thông báo và buổi trưa “ăn rất chống đối” nên yêu cầu gia đình dọn đồ khỏi nhà nghỉ.
Tôi thấy rất bất bình nên đã tranh cãi với chủ nhà nghỉ vì khách hàng muốn ăn gì, khi nào là quyền của khách chứ tại sao lại chèn ép như vậy. Hơn nữa, gia đình tôi cũng đã ăn hai bữa tại nhà nghỉ, và còn ở mấy hôm nữa tuy nhiên chủ nhà nghỉ vẫn giữ thái độ rất quá đáng, mời cả nhà thanh toán rồi chuyển đồ ra khỏi nhà nghỉ ngay trong đêm”.
Theo anh Đ, dù lúc đó đã là 21h50 nhưng cả gia đình anh gồm 14 người cả già, cả trẻ đã phải ra tận thành phố Thanh Hóa để thuê phòng. Vụ việc đã khiến cho chuyến di du lịch của gia đình trở thành trải nghiệm không mấy tốt đẹp.
Trong khi đó, trao đổi với PV, đại diện chủ nhà nghỉ C.Đ.L phủ nhận việc chặt chém, chèn ép du khách. Theo người này, đoàn khách đặt phòng vào đúng dịp cao điểm du lịch lại vào cuối tuần nên giá phòng nghỉ ở Sầm Sơn tăng cao hơn ngày thường.
“Chúng tôi lúc nào cũng có hai mức giá cho khách lựa chọn. Bình thường nếu không ăn ở nhà nghỉ giá phòng dịp này là 2 triệu đồng/ngày đêm, còn nếu chọn ăn các bữa giá là 1,3 triệu đồng. Trước khi khách đặt, chúng tôi cũng trao đổi rõ ràng, khách đồng ý thì thuê không thì thôi, chúng tôi không hề ép buộc”, đại diện này nói.
Đại diện chủ nhà nghỉ C.Đ.L phủ nhận việc chặt chém và cho biết, có sự thỏa thuận trước với khách hàng. Đồ ăn được niêm yết theo bảng giá quy định |
Cũng theo vị đại diện này, mâu thuẫn xảy ra khi đoàn khách không thực hiện theo thỏa thuận ban đầu mà tự ý ra ngoài ăn.
“Đồ ăn của chúng tôi có niêm yết giá rõ ràng, khách xuống chọn nguyên liệu rồi đầu bếp mới chế biến nhưng đoàn khách này luôn lấy lý do đồ ăn đắt, hải sản Trung Quốc nên tôi mới bức xúc và nói nếu không đồng ý theo thỏa thuận ban đầu thì khách có thể chọn phòng nghỉ khác. Sau đó, khách cũng nói sẽ ra ngoài chứ tôi không hề ép buộc”, người này khẳng định.
Chủ nhà nghỉ này cho biết, nhiều năm kinh doanh du lịch nhưng đây là lần đầu tiên nhận phản hồi không tốt từ du khách.
Liên quan đến vụ việc, chiều ngày 9/7 trao đổi với PV, đại diện Sở du lịch Thanh Hóa cho biết chưa nhận được phán ánh của du khách và sẽ vào cuộc xác minh, tìm hiểu rõ sự việc. Nếu đúng có việc nhà nghỉ “chặt chém”, chèn ép du khách sẽ xử lý nghiêm theo quy định. Ngược lại nếu du khách đăng thông tin thất thiệt sẽ yêu cầu xin lỗi và cũng phải chịu các hình thức xử lý của pháp luật.
(Theo Dân trí)
Chặt chém vô đối: Ăn bị đòi tiền ghế ngồi, uống nước phụ thu máy lạnh
Thu tiền du khách với mức giá "cắt cổ" và vô lý như: ăn ghẹ bị thu tiền ghế ngồi, đi ăn nhà hàng bị tính tiền gia vị chế biến,... được coi là những vụ "chặt chém" bá đạo nhất Việt Nam.
Chặt chém đầu năm: 10.000 đồng/cốc trà đá
Trong ngày khai hội Lim (Bắc Ninh), nhiều du khách không khỏi rầu lòng khi bị "chém" 10.000 đồng cho một cốc trà đá hay 20.000 đồng/lượt gửi xe...
Du xuân bị chặt chém: Tô bún 150 ngàn, vé xe tăng gấp đôi
Lợi dụng những ngày đầu năm, nhiều dịch vụ như ăn uống, gửi xe, vận tải,... đã thả cửa “chặt chém” khách du lịch và người dân đi chơi dịp Tết.
Chặt chém đầu năm: 150.000 đồng bát bún 'vớt không được con ốc nào'
Có những bát bún lõng bõng nước mà giá cao "cắt cổ". Thậm chí, có quán vỉa hè "chém" 150.000 đồng một bát bún ốc mà "không vớt được con ốc nào".
Chặt chém dân vùng bão: Rút giấy phép, đóng cửa hàng ngay
Sau siêu bão số 10 nhiều cửa hàng vật liệu xây dựng (VLXD) ở Hà Tĩnh tăng giá so ngày thường. UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, sẽ tăng cường giám sát để bình ổn giá, nếu ai lợi dụng chặt chém sẽ kiên quyết xử lí.
Nhà hàng ở Đà Nẵng bị tố 'chặt chém': Phát hiện bán giá cao hơn niêm yết
Sau khi tiến hành kiểm tra nhà hàng bị tố "chặt chém" của du khách, cơ quan chức năng TP. Đà Nẵng phát hiện, nhà hàng này bán các món thịt ram mặn và trứng chiên cao hơn giá niêm yết.
Bị du khách tố 'chặt chém', chủ nhà hàng nhờ luật sư vào cuộc
Một khách du lịch ở Hà Nội đã đưa gia đình vào ăn quán Mười Đô tại Đà Nẵng và tố quán này "chặt chém" với hóa đơn hơn 6 triệu đồng cho một bữa ăn.