Vừa qua, chương trình Quốc gia Khởi nghiệp: Kết nối vươn xa - Start up Raising Hub đã được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của đông đảo đại diện các doanh nghiệp, doanh nhân là start up và các chuyên gia.

Sản phẩm trước hay Truyền thông trước?

Mô phỏng lại một phần nội dung của Quốc gia khởi nghiệp, với chủ đề “Truyền thông trước hay tập trung cho Sản phẩm trước sẽ hiệu quả hơn?” các khách mời là những startup được chia về 2 nhóm theo 2 luồng quan điểm khác nhau. Mỗi bên sẽ đưa ra các lập luận để bảo vệ quan điểm của mình và phản biện quan điểm của đối phương.

{keywords}
 Đội truyền thông đưa ra quan điểm “Truyền thông là yếu tố quan trọng hơn”

Bắt đầu cuộc tranh luận, bảo vệ cho quan điểm “Truyền thông là yếu tố quan trọng hơn”, phía đại diện Đội truyền thông đã lấy dẫn chứng về một startup mới với luận điểm rằng mặc dù chưa có sản phẩm nhưng thành công bởi làm truyền thông tốt, đánh giá được nhu cầu của khách hàng và biết cách điều chỉnh để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

Đối với những doanh nghiệp nhỏ, phải lợi dụng vào truyền thông để làm sản phẩm, và đầu tiên phải có truyền thông. Nếu có sản phẩm tốt, nhưng truyền thông sai thì doanh nghiệp sẽ chết trước khi ra sản phẩm.

Phản biện lại, bảo vệ quan điểm “Sản phẩm nên có trước và quan trọng hơn”, Đội sản phẩm cũng đưa ra lập luận của mình: “Truyền thông chỉ phù hợp với những doanh nghiệp lớn và uy tín. Còn ở đây đang đề cập đến vấn đề của startup, các sản phẩm còn đang “trứng nước” thì truyền thông trước có phù hợp hay không?”

{keywords}
 Đội sản phẩm “phản pháo” và bảo vệ quan điểm “Sản phẩm nên có trước và quan trọng hơn”

Một đại diện Đội sản phẩm đã lấy ví dụ từ câu chuyện của chính mình: “Truyền thông tốt không phải lúc nào cũng có lợi. Trước đây, khi tôi đang trong quá trình làm sản phẩm và vô tình được truyền thông nâng lên cao. Bản thân sản phẩm của tôi thời điểm ấy chưa tốt, nhưng truyền thông lại tốt quá, nên startup ấy đã thất bại. Việc truyền thông lên cao là một điều rất nguy hiểm đối với một doanh nghiệp. Khi lên cao quá mà doanh nghiệp không đủ năng lực hay kinh nghiệm, sản phẩm cũng không đủ tốt để đáp ứng lại thì cũng hỏng”.

Các start up từ Đội truyền thông thì cho rằng: “Nếu các bạn cân đối giữa việc truyền thông và làm sản phẩm thì đấy mới là hướng đi khôn ngoan”.

{keywords}
 “Cuộc chiến” ngày càng trở nên gay cấn hơn với sự tranh luận của các startup

Tranh luận được đẩy lên cao trào khi Đội sản phẩm tiếp tục đưa ra ý kiến phản biện rằng: “Việc ra một sản phẩm hay một chiến dịch truyền thông thì nó cũng là một chiến lược. Việc đưa truyền thông ra trước là nằm trong chiến lược ra sản phẩm.”

Sự “tham chiến’ của những doanh nhân thành đạt

Đứng về phía Đội truyền thông, doanh nhân Trần Anh Vương đã đưa ra ví dụ để nói lên quan điểm của mình. Ví dụ như THACO, giữa sản xuất và truyền thông thì 50/50 và đây là một doanh nghiệp thành công..

{keywords}
 Doanh nhân Trần Anh Vương đưa ra ví dụ để ủng hộ quan điểm của Đội truyền thông
{keywords}
Doanh nhân Lâm Minh Chánh “lên tiếng” ủng hộ Đội sản phẩm

Ở phía đối cực, ủng hộ Đội sản phẩm, doanh nhân Lâm Minh Chánh cũng đưa ra ý kiến của mình: “Tôi xin lấy ví dụ về người giàu nhất thế giới Jeff Bezos, và CEO Amazon nói rằng sản phẩm là quan trọng nhất, bởi truyền thông làm tốt mà sản phẩm không tốt là chết”.

Trước những phát biểu sôi nổi của các startup có mặt trong Start Up Raising Hub, MC Thụy Vân đã kết lại vấn đề với nội dung: Có thể chúng ta sẽ không cần phải đi tới kết luận cuối cùng là thực sự thì Truyền thông trước hay tập trung cho Sản phẩm trước sẽ hiệu quả hơn. Mỗi người sẽ có một lựa chọn phù hợp với mô hình kinh doanh của mình. Nhưng qua những trao đổi qua lại vừa rồi, chúng tôi tin rằng người xem, các khán giả và các khởi nghiệp trẻ sẽ có thêm được những góc nhìn mới, những kinh nghiệm cho dự án của mình. Đó chính là một phần của Quốc gia khởi nghiệp mùa thứ 2”.

Qua phần tranh biện, mặc dù giữa các luồng ý kiến, tư tưởng của các startup chưa đồng nhất, nhưng họ đã thẳng thắn nói lên quan điểm của mình, về hướng đi cho doanh nghiệp mình đang điều hành. Mỗi người một cá tính, một cách tư duy quản lí khác nhau, nhưng đều cho thấy dấu hiệu đáng mừng tạo nên một hệ sinh thái truyền thông trong tương lai.

Doãn Phong