Những chiếc trống trung thu được những người thợ tại làng Hảo (Liêu Xá, Hưng Yên) sản xuất một cách khéo léo. Cả làng chỉ còn năm nhà giữ nghề làm trống Trung Thu và cung cấp trống cho thị trường khắp 63 tỉnh thành.
Làng Hảo (Liêu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên) là một trong số rất ít các làng còn giữ được nghề làm trống truyền thống vào mỗi dịp trung thu. Thu nhập chủ yếu từ “lấy công làm lãi”, bỏ qua sự cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, những người dân nơi đây vẫn quyết tâm giữ bằng được cái nghề mà ông cha để lại.
Làng Ông Hảo (còn gọi là làng Hảo), xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên từ lâu nổi tiếng với nghề làm trống Trung Thu. Hiện cả làng còn vài hộ làm trống theo đầy đủ các công đoạn. |
Loại gỗ để làm trống trước kia hay dùng là gỗ mít, nhưng nay sử dụng chủ yếu là gỗ trám, bồ đề, hoặc mỡ. |
Trước kia chưa có máy móc để làm thân trống, các công đoạn phải làm tay, mất rất nhiều thời gian. Nay có máy cắt, tiết kiệm được tối đa vật liệu, thời gian gia công nhanh và hiệu quả công việc cao. |
Khoảng 6 năm trước, cứ vào đầu tháng 7 là cả làng nhộn nhịp tiếng đục đẽo, tiếng thử trống,... Nay, ít người làm nên làm quanh năm chỉ có hàng tiêu thụ đợt giáp Tết Trung Thu. Công đoạn bào trống đòi hỏi sự khéo léo. |
Thân trống sau khi trải qua nhiều công đoạn sẽ được mang đi bưng (làm mặt trống). |
Sau khi tiện xong, vỏ trống sẽ được “khoác” một lớp sơn đỏ. |
Không biết từ khi nào nghề làm trống trở thành nghề truyền thống của làng. Nhân công lao động chính là những người trên 50 tuổi, bởi thanh niên hầu hết đi làm ở khu công nghiệp hoặc đi buôn bán xa bởi thu nhập từ nghề làm trống rất khiêm tốn. |
Cuối cùng là công đoạn đóng tai. |
Đầu tháng 7, nườm nượp xe tải đến đầu làng để mua trống chở đi tiêu thụ. Mỗi năm có gia đình xuất đi 50.000 sản phẩm. Trống của làng Hảo được phân phối ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước, từ trong nam đến ngoài bắc. Mỗi chiếc trống được bán với giá 30 nghìn đồng. |
(Theo Lao Động)