Trong phân khúc tivi cao cấp, nhiều sản phẩm chỉ sau một năm ra mắt đã “giảm giá không phanh”. Mức giảm tại các siêu thị điện máy lên tới hàng chục triệu đồng khiến khách hàng rất bất ngờ, không hiểu vì sao hàng cao cấp lại mất giá nhanh như vậy.

Xem tivi được 1 năm, mất đứt 20 triệu

Anh Ngô Hoàng Hải, sống tại khu đô thị Royal City (Thanh Xuân, Hà Nội) kể, đầu năm 2017, anh mua một chiếc ti vi Sony 65 inch, độ phân giải 4K Ultra HD tại một siêu thị điện máy gần nhà. Đây là chiếc tivi cao cấp, có nhiều công nghệ hiện đại. Khi đó, giá bán niêm yết là 86 triệu đồng, trừ hết khuyến mãi, còn 80 triệu đồng. Chiếc tivi thật hiện đại và sang trọng, đặt giữa phòng khách, khiến nhiều người không khỏi trầm trồ, thích thú.

Vậy nhưng, chỉ sau một năm, giá niêm yết của chiếc ti vi này tại các siêu thị đã giảm xuống còn 65 triệu đồng, ngoài ra có một số khuyến mãi đi kèm, nếu trừ thẳng vào giá chỉ còn khoảng 60 triệu. Tính ra, anh Hải đã mất tới 20 triệu đồng nếu mua vào thời điểm hiện tại.

{keywords}
Tivi cao cấp, nhiều mẫu giá giảm mạnh sau 1 năm ra mắt (ảnh minh họa)

Trên thị trường điện máy đang có hiện tượng: nhiều mẫu tivi cao cấp chỉ sau một năm ra mắt đã giảm giá khá mạnh, giá càng cao thì giảm càng nhiều. Nhiều mẫu tivi trong dòng giá từ 60-100 triệu đồng giảm giá không phanh.

Chẳng hạn, một chiếc tivi loại cao cấp của Sony, màn hình phẳng 65 inch lúc ra mắt cách đây một năm, giá treo cao ngất ngưởng, tới 109 triệu đồng, nay đã tụt xuống còn 89 triệu đồng. Tương tự như vậy là chiếc tivi 65 inch, màn hình cong công nghệ 4K-HDR, giá khi ra mắt là 90 triệu đồng (thời điểm cuối 2016), nay tụt xuống còn 55 triệu đồng, khiến nhiều người không khỏi băn khoăn.

Dạo qua các gian hàng bày bán tivi tại các siêu thị điện máy sẽ thấy, hàng chục mẫu tivi cao cấp, đủ các thương hiệu nổi tiếng, không chỉ niêm yết giá bán mới mà còn ghi cả giá cũ, được gạch chéo để bên cạnh cho mọi người tiện so sánh. Không ít trong số đó giá giảm hàng chục triệu đồng.

Không những thế, nếu thanh toán bằng thẻ ngân hàng, khách còn được giảm thêm từ 10-15%, tùy từng phẩm và chương trình khuyến mãi hợp tác giữa siêu thị với các ngân hàng.

Tồn kho càng nhiều giá càng giảm

Có lẽ những người mua tivi sớm, ngay khi sản phẩm mới ra mắt như anh Hải, chỉ còn biết an ủi mình là mua sớm được “hưởng” sớm mà thôi. Tuy nhiên, công nghệ trang bị thêm cho sản phẩm mới cũng không quá nhiều và không phải tivi mới nào cũng tạo ra sự khác biệt. Đấy còn chưa kể, nhiều tính năng của những chiếc tivi cao cấp không được sử dụng đến.

Nhân viên bán hàng thường giải thích, do sản phẩm mới liên tục ra mắt, với công nghệ hiện đại hơn, nên những sản phẩm cũ sẽ lạc hậu, phải giảm giá mới bán được hàng.

Thông thường, các DN điện máy khi mua hàng từ nhà cung cấp phải cam kết về doanh số bán. Doanh số càng lớn thì càng nhận được nhiều hỗ trợ từ nhà cung cấp. Vì vậy, nhiều DN bán lẻ điện máy thường cam kết doanh số bán cao, nhưng “ôm” hàng vào rồi, bán không được như mong đợi, sẽ phải giảm giá mạnh. Giảm giá như vậy, nhưng không hẳn các DN đã thua lỗ, mà sản phẩm này chỉ được trả về đúng với giá thực tế của nó.Tuy nhiên, một người từng kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ điện máy tiết lộ, nếu đổ cho tivi đã lạc hậu về công nghệ thì cũng không thể nhanh đến vậy.

Vấn đề là ban đầu nhà cung cấp và siêu thị thường định giá bán cao hơn giá thực tế rất nhiều. Nếu chưa bán hết hàng mà sản phẩm mới đã ra mắt thì vội vàng giảm giá. Giá giảm nhiều hay ít, còn tùy thuộc vào lượng hàng tồn kho. Tồn kho nhiều sẽ giảm nhiều.

Hàng tồn kho đang là vấn đề lớn đối với DN bán lẻ điện máy hiện nay. Hàng tồn kho không phải chỉ có những sản phẩm lạc hậu hay quá cũ, ngay cả những sản phẩm mới, không bán được, cũng được coi là hàng tồn kho.

Trong khi đó, cũng theo các DN, nhu cầu về hàng điện máy cao cấp đang tăng trưởng mạnh. Số liệu từ  một DN điện máy cho thấy, doanh số bán những sản phẩm tivi có giá bán từ 20 triệu đồng trở lên hiện chiếm tỷ lệ gần 40% trong tổng số tivi bán ra. Trong số đó, tivi từ 55 inch trở lên, có giá bán từ 25-100 triệu đồng chiếm trên 45%. Đặc biệt các dòng tivi QLED, OLED và 4K bán rất chạy.

Theo các DN, mấy năm gần đây, tăng trưởng mặt hàng điện máy cao cấp ở mức 20%, cao hơn so với mức tăng trường bình quân của thị trường điện máy. Kinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng, đời sống được nâng cao, là những lý do giúp cho hàng điện máy cao cấp ngày càng hút khách. Các DN điện máy đang tập trung để cạnh tranh trong phân khúc này.

Phân khúc hàng điện máy cao cấp cũng mang lại lợi nhuận cao hơn cho các DN. Một chiếc tivi cao cấp ban đầu thường có giá bán cao hơn khoảng 30% so với giá DN nhập vào. Vì vậy, không ít khách hàng phải chịu mức “giá trên trời”.

Trần Thủy

Hỗn chiến Black Friday: Trăm người tranh nhau chiếc tivi giảm giá

Hỗn chiến Black Friday: Trăm người tranh nhau chiếc tivi giảm giá

Dòng người đổ về các trung tâm mua sắm tại các nước châu Âu và Mỹ đang ngày càng tăng. Nhiều người dân đã xếp hàng từ sớm, ăn ngủ tại chỗ để trở thành người đầu tiên có được những sản phẩm giảm giá.

Công nhân sửng sốt phát hiện tiền tỷ giấu trong tivi cũ

Công nhân sửng sốt phát hiện tiền tỷ giấu trong tivi cũ

Một công nhân vô cùng sửng sốt khi phát hiện ra 100.000 đôla Canada (tương đương với 1,75 tỷ VND) trong chiếc tivi nằm lăn lóc trong trung tâm tái chế ở Barrie, Ontario, Canada.

Tỷ phú không xem tivi, dành thời gian đọc sách

Tỷ phú không xem tivi, dành thời gian đọc sách

 Đọc những điều này bạn sẽ có câu trả lời vì sao mình chưa giàu như họ.

Chiêu độc biến máy tính cũ thành tivi của thợ Sài Gòn

Chiêu độc biến máy tính cũ thành tivi của thợ Sài Gòn

 Nhiều anh thợ lành nghề ở chợ Nhật Tảo (quận 10, TP.HCM) có thể biến màn hình máy tính cũ thành những chiếc tivi giá rẻ rồi đem về miền Tây bán cho người nghèo.

Tivi tiền tỷ ở Việt Nam: Giá 'điên rồ' ai mua?

Tivi tiền tỷ ở Việt Nam: Giá 'điên rồ' ai mua?

Có giá bán từ 250 triệu đến hơn 1 tỷ đồng, những dòng tivi được trang bị công nghệ tối tân và đắt nhất thế giới đều đã được giới thiệu tại thị trường Việt Nam.