Đứng đầu trong danh sách các nước xuất khẩu thủy hải sản lớn nhất thế giới nhưng tình trạng lạm dụng chất kháng sinh của Trung Quốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe toàn cầu, là nguyên nhân khiến cả thế giới bị lây lan rủi ro về siêu vi khuẩn.

Nhiều nước cấm, Trung Quốc vẫn sử dụng

Nhìn từ trên cao, vùng đồng bằng sông Châu Giang, Trung Quốc, chằng chịt với những ao hồ nuôi tôm cá đan xen các chuồng trại nuôi gia súc. Khu vực này là trung tâm của ngành nuôi trồng thủy hải sản, với sản lượng xuất khẩu nhiều nhất thế giới.

Với nền nông nghiệp lâu đời, chủ yếu dưới hình thức vườn - ao - chuồng, chất thải từ chuồng trại lại làm thức ăn cho tôm cá. Tình trạng sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh, dùng với việc đặt nặng vấn đề lợi nhuận đã khiến cho mô hình chăn nuôi này bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

{keywords}
Những cánh dồng nuôi tôm chứa chất kháng sinh tại Trung Quốc

Các trang tại ở Giang Môn hay một số vùng ở Quảng Đông, người dân trộn rất nhiều chất kháng sinh vào thức ăn cho lợn. Sau đó, chất thải từ lợn vẫn còn chứa hàm lượng kháng sinh lại được làm thức ăn nuôi tôm cá. 

Thức ăn cho lợn được trộn lẫn ba loại thuốc kháng sinh, bao gồm cả colistin. Colistin là dòng thuốc kháng sinh bị cấm dùng trong chăn nuôi của Mỹ. Nhưng tại Trung Quốc, trước thời điểm tháng 11, khi Chính phủ ban hành lệnh cấm thì loại kháng sinh này đã được sử dụng khá phổ biến trong chăn nuôi. 

Quanh khu vực chuồng trại, người ta có thể dễ dàng thấy vỏ hộp của khoảng 9 loại kháng sinh khác nhau. Trong đó, 7 loại bị Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá là có ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể người.

Không chỉ vậy, kháng sinh dành cho con người còn được sử dụng trong việc chữa bệnh cho gia súc, tạo nên một vòng khép kín khi lượng chất thải còn tồn dư chất kháng sinh lại đưa ra khu nuôi trồng thủy sản. Việc con người ăn các loại thực phẩm này sẽ trực tiếp đưa kháng sinh vào cơ thể, dẫn tới tình trạng kháng thuốc trong điều trị bệnh. Vấn đề này đang trở thành hiểm họa, WHO cảnh báo.

Theo ước tính của chính phủ Anh, khoảng 700.000 người chết mỗi năm do bệnh nhiễm trùng kháng thuốc kháng sinh trên toàn thế giới. Nếu xu hướng này tiếp tục sẽ tăng đến 10 triệu người mỗi năm vào năm 2050, nhiều hơn cả số người chết vì ung thư.

Hiểm họa dư lượng kháng sinh

Giáo sư Mrtin Blaser của trung tâm y tế Langone - Mỹ và là Chủ tịch hội đồng cố vấn của Tổng thống Obama về vấn đề siêu vi khuẩn, nhận định, chính nguồn thực phẩm bẩn từ Trung Quốc là nguyên nhân lớn nhất khiến cả thế giới bị lây lan rủi ro về siêu vi khuẩn.

{keywords}
Các loại vỏ thuốc kháng sinh tìm thấy trong các trang trại chăn nuôi 

Một  nghiên cứu cho thấy,  90% của các loại thuốc kháng sinh tiêm cho lợn đã được đào thải qua nước tiểu và chất thải của chúng. Điều này tác động trực tiếp với các loại thủy sản được nuôi ngay bên cạnh khi chất thải từ các chuồng nuôi lại là nguồn thức ăn cho tôm, cá.

Theo phân tích, lượng thuốc kháng sinh dùng cho gia súc cũng tương đồng với liều lượng dùng để ngăn ngừa và điều trị bệnh dịch trong ngành thủy sản. Nguồn nước nuôi trồng thủy sản được dẫn qua các kênh nối với các con sông phía Tây, cuối cùng đổ vào cửa sông Châu Giang thuộc các khu vực phía Quảng Châu, Thâm Quyến, Hồng Kông và Macau. Năm 2013, các nhà khoa học Trung Quốc ước tính, các cửa sông này nhận 193-213 tấn thuốc kháng sinh một năm.

Số liệu của Liên Hợp Quốc (UN) cho thấy, kim ngạch thương mại thủy sản của Trung Quốc vào khoảng 90 tỷ USD và chiếm 50% giao dịch trên toàn thế giới. Quốc gia này cũng cung cấp khoảng 60% thủy sản cho thị trường toàn cầu và nắm giữ vị trí số 1 về xuất khẩu hải sản.

Ngay cả chính phủ Mỹ cũng nhận ra được sự nguy hiểm từ thực phẩm Trung Quốc từ hơn 10 năm qua, nhưng họ không thể ngăn chặn hoàn toàn. Cục Quản lý Thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) tăng cường giám sát nguồn hàng thủy sản nhập khẩu có nguồn gốc Trung Quốc. Năm 2006, họ đã phát hiện 1/4 các mẫu được kiểm tra có chứa dư thuốc bị cấm sử dụng trong thực phẩm. 

FDA đã phải ban hành quy định tất cả các lô hàng tôm và hải sản nhập khẩu từ Trung Quốc phải bị tạm giữ tại cảng chờ xét nghiệm rồi mới được thông qua. 

Tuy nhiên, hải sản hiễm thuốc kháng sinh vẫn tiếp tục được đưa vào nước Mỹ. Các doanh nghiệp có vô vàn cách khác nhau để trốn tránh nhà chức trách, như cách họ đã làm với mặt hàng thép. 

Theo đó, các công ty này di chuyển mặt hàng thủy sản qua nhiều nước để xóa xuất xứ trước khi nhập khẩu vào Mỹ, một hệ thống tinh vi mà các chuyên gia đánh giá là không khác gì các băng đảng tội phạm đang rửa tiền. 

T.Khánh - M.Sơn (Theo Bloomberg)