Theo ông Trần Văn Vinh, Tổng cục trưởng, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, người dân Việt Nam vẫn có thói quen mua hàng theo hình thức giới thiệu, “xui nhau mua”, trong khi đó tại các nước tiên tiến họ lại dựa vào tiêu chuẩn chất lượng của hàng hóa.
Thực tế, tại các nước phát triển, người tiêu dùng thường lựa chọn hàng hóa dựa trên sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn chất lượng chưa, đạt các tiêu chí gì. CHính vì thế, tiêu chuẩn chất lượng có vai trò rất quan trọng.
Ông Vinh nhấn mạnh, tiêu chuẩn tạo dựng lòng tin thông qua việc đem lại những lợi ích thiết thực cho tất cả các bên: doanh nghiệp, người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước.
Phân tích vai trò của tiêu chuẩn chất lượng, Thứ trưởng Bộ KHCN, Trần Việt Thanh cho rằng, tiêu chuẩn quốc tế mang lại nhiều lợi ích về công nghệ, kinh tế và xã hội.
Đối với doanh nghiệp, tiêu chuẩn quốc tế là những công cụ chiến lược và hướng dẫn giúp giải quyết những thách thức đòi hỏi khắt khe nhất của kinh doanh hiện đại và đảm bảo hoạt động hiệu quả, tăng năng suất, tiếp cận thị trường mới.
Nhiều người mua theo số đông mà không quan tâm tới chất lượng sản phẩm |
Người tiêu dùng có thể tin tưởng rằng sản phẩm và dịch vụ hoàn toànan toàn và có chất lượng tốt khi chúng tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế. Tiêu chuẩn quốc tế cũng hỗ trợ các cơ quan quản lý trong việc xây dựng các chính sách công, các quy định quốc gia, đảm bảo các yêu cầu đối với việc xuất, nhập khẩu hài hòa trên toàn thế giới, từ đó thuận lợi hóa việc lưu thông hàng hóa, dịch vụ và công nghệ giữa các quốc gia.
Theo thông tin từ Tổng cục TCĐLCL, hoạt động TCH tại Việt Nam trong những năm qua đã thu được nhiều kết quả nổi bật, tính đến 31/12/2015 số TCVN hiện hành: 8.625 tiêu chuẩn. Quy hoạch đến năm 2020: trên 10.000 TCVN; Tỷ lệ hài hòa TCQT: 45%, đến năm 2020: 60%.
...
Ngày Tiêu chuẩn Thế giới 14/10 là ngày hội của những người làm công tác tiêu chuẩn hoá trên toàn thế giới. Chủ đề năm nay là “Tiêu chuẩn tạo dựng lòng tin”. |
Đánh giá về hoạt động tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực TT&TT, ông Đinh Quang Trung, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ TT&TT, cho biết Bộ đã rất nỗ lực trong việc tổ chức xây dựng, triển khai áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn trong các lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên ngành, đặc biệt là lĩnh vực viễn thông, CNTT, PTTH, an toàn thông tin.
Trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, để quản lý chất lượng dịch vụ, Bộ đã ban hành các quy chuẩn Việt Nam về dịch vụ viễn thông cơ bản, có số lượng người sử dụng lớn như: Dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ điện thoại di động trên nền 3G, dịch vụ Internet cố định băng rộng... Các QCVN này đảm bảo mức chất lượng dịch vụ tối thiểu doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng, đồng thời đảm bảo chất lượng phục vụ của doanh nghiệp.
Đến nay Việt Nam đã có trên 900 chuyên gia là thành viên Ban Kỹ thuật (BKT); 120 BKT, 54 Tiểu BKT; 70 BKT tương đương với các BKT của ISO.
Là thành viên chính thức (Thành viên P) của 16 BKTvà Tiểu BKT của ISO và 04 BKT và Tiểu BKT IEC. Là thành viên P của 2 Ban chính sách của ISO: DEVCO – Ban Các vấn đề của các nước đang phát triển và CASCO – Ban Tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp; Thành viên O của COPOLCO – Ban chính sách người tiêu dùng. Thành viên quan sát (Thành viên O) của 70 BKT của ISO. Góp ý TCQT hàng năm trên100 dự thảo ISO, IEC
D.Anh