Đồng bộ hóa dữ liệu, giao dịch qua hệ thống điện tử để người dân được cơ quan bảo hiểm phục vụ tối đa.
Để giúp người dân hiểu rõ hơn về những lợi ích trong việc đồng bộ hóa dữ liệu, cách tra cứu thông tin bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) qua mạng, ông Phan Văn Mến, Giám đốc BHXH TP.HCM, đã giải đáp mọi thắc mắc liên quan vấn đề này với bạn đọc báo Pháp Luật TP.HCM.
Tiện ích hàng đầu với mã số BHXH
. Phóng viên: Thưa ông, việc cấp mã số BHXH sẽ mang lại lợi ích như thế nào cho người tham gia BHXH?
+ Ông Phan Văn Mến: Thực hiện theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam, BHXH TP.HCM hiện nay đã gần như hoàn tất việc cấp mã số BHXH cho người tham gia BHXH, BHYT (83,6%). Mã số BHXH là mã số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia BHXH, giúp đơn vị quản lý xuyên suốt quá trình tham gia đóng, hưởng chế độ và chống lạm dụng quỹ BHXH, BHYT; làm căn cứ cấp sổ BHXH, thẻ BHYT điện tử.
Theo đó, đối với người tham gia BHXH, BHYT khi cần giải quyết các chế độ BHXH, BHYT có thể đến các cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan BHXH nơi thường trú hoặc tạm trú trên phạm vi toàn quốc.
Ví dụ, những trường hợp khác chữa bệnh, người có thẻ BHYT ở TP.HCM có thể khám chữa bệnh ở tuyến quận/huyện tại Hà Nội hay các tỉnh khác.
Người dân đang tra cứu dữ liệu bảo hiểm xã hội của mình. |
. Đối với đơn vị quản lý người lao động và cơ quan BHXH sẽ thuận tiện như thế nào khi người tham gia BHXH được cấp mã số này?
+ Đối với đơn vị quản lý người lao động sẽ thuận lợi hơn rất nhiều trong việc giải quyết chế độ BHXH, BHYT. Cụ thể sẽ giảm được thời gian trong việc kê khai, cập nhật thông tin về người tham gia BHXH, BHYT.
Cơ quan BHXH có điều kiện quản lý chặt chẽ quá trình đóng, hưởng chế độ bảo hiểm của người tham gia thông qua một mã số duy nhất; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT điện tử theo một mẫu thống nhất và có thể thực hiện cấp lại sổ, thẻ tại bất kỳ cơ quan BHXH nào trên toàn quốc. Ngoài ra, việc thống nhất mã số sổ BHXH và mã thẻ BHYT thành một mã số định danh nhằm hạn chế tình trạng trùng lắp mã số sổ và thẻ tồn tại song song như hiện nay.
. Việc trả sổ BHXH cho người lao động giữ mà ngành đang thực hiện có ảnh hưởng gì đến việc cấp mã số BHXH không?
+ Không! Việc cấp mã số cho người tham gia BHXH, BHYT để chuẩn bị cấp thẻ BHXH điện tử, thẻ này sẽ thay thế thẻ và sổ như hiện nay. Khi hoàn tất sẽ không cần lưu sổ BHXH giấy nữa. Đây là cải tiến kỹ thuật để phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển xã hội.
Ở nhà cũng biết thông tin
. Thưa ông, khi người dân đã được cấp mã số BHXH thì việc tra cứu thông tin sẽ thực hiện như thế nào?
+ Người tham gia tự tra cứu quá trình tham gia BHXH tại trang web https://baohiemxahoi. gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-dong-bao-hiem.aspx.
Các bước thực hiện như sau: Chọn Tỉnh thành nơi hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú; chọn Cơ quan BHXH (nơi tham gia BHXH); nhập Từ tháng và Đến tháng muốn tra cứu; nhập số chứng minh thư hoặc căn cước công dân; nhập Họ tên (tiếng Việt có dấu); nhập số sổ BHXH; nhập Mã xác thực; bấm Tra cứu (Ảnh web 1).
Tương tự, người tham gia có thể tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT tại trang web https:// baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/ pages/tra-cuu-thoi-han-su- dung-the-bhyt.aspx.
Các bước được thực hiện như sau: Nhập mã thẻ BHYT (đầy đủ các ký tự và số ghi trên thẻ BHYT); nhập Họ tên (tiếng Việt có dấu); nhập ngày sinh hoặc năm sinh; nhập Mã xác thực; bấm Tra cứu. Như vậy, chỉ cần một thiết bị kết nối mạng Internet thì dù người dân đang ở đâu cũng có thể biết rõ thông tin về bảo hiểm của mình (Ảnh web 2).
. Xin cám ơn ông.
Mã số BHXH do cơ quan BHXH cấp, gắn liền xuyên suốt với quá trình đóng BHXH, BHYT của mỗi cá nhân. Mã số gồm 15 ký tự, chứa trong bốn ô, trong đó ô đầu tiên là mã đối tượng, ô thứ hai là mã hưởng quyền lợi, ô thứ ba là mã tỉnh cấp, còn 10 ký tự của ô thứ tư là mã BHXH hay còn gọi là mã an sinh. Thay thế cụm từ “Số sổ:” in trên bìa và tờ rời của sổ BHXH bằng cụm từ “Mã số:”.
Thay thế từ “Số:” in trên thẻ BHYT bằng cụm từ “Mã số:”. Ví dụ: Thẻ trước đây in “Số: DT 2 01 01 18000001 DT 201 0118000001 |
(Theo Pháp luật TP.HCM)