Dù Việt Nam mới gia nhập các quốc gia sản xuất dầu gạo, sản lượng cung ứng chưa nhiều nhưng với tư thế là một trong những quốc gia xuất khẩu lúa gạo lớn nhất trên thế giới, Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển ngành này.

Hơn 200 chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện doanh nghiệp sản xuất dầu gạo từ Việt Nam, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan… đã cùng thảo luận cách thức thúc đẩy ngành sản xuất và thương mại dầu gạo toàn cầu tại Hội nghị Dầu Gạo Quốc Tế 2018 (ICRBO 2018)

Tiềm lực chưa được khai thác tương xứng

Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cho biết: “Sản xuất dầu gạo nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường đang là mối quan tâm lớn của các công ty sản xuất dầu gạo hàng đầu thế giới. Dầu gạo đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận là một trong những loại dầu ăn tốt nhất cho sức khỏe. Việt Nam có tiềm năng sản xuất dầu gạo to lớn, tuy nhiên sản lượng dầu gạo cung ứng cho thị trường vẫn còn hạn chế. Nhưng điều đáng tự hào là Việt Nam cũng đóng góp vào sản lượng toàn cầu với các sản phẩm chất lượng cao, phục vụ thị trường”.

{keywords}
Ông Cao Quốc Hưng, Thứ trưởng Bộ Công thương phát biểu tại hội nghị.

Ông B.V Mehta, Chủ tịch Hiệp hội Chiết tách dung môi Ấn Độ nhận định: “Dù Việt Nam mới gia nhập các quốc gia sản xuất dầu gạo, sản lượng cung ứng ra thị trường chưa nhiều nhưng với tư thế là một trong những quốc gia xuất khẩu lúa gạo lớn nhất trên thế giới, Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển ngành dầu gạo”.

Ông cũng chỉ ra những công dụng vượt trội của dầu gạo với sức khỏe, lý do vì sao hiện tại Ấn Độ là quốc gia sử dụng dầu gạo nhiều nhất thế giới.

Hiện nay dầu gạo được ưa chuộng ở Ấn Độ đến mức hơn 300 nhà hàng đã từ bỏ dầu cọ, chuyển sang sử dụng dầu dù dầu gạo. Theo ông, thời gian qua đã có hàng trăm tập đoàn dinh dưỡng, công nghệ thực phẩm trên thế giới đầu tư nghiên cứu, sản xuất, cho thấy nhu cầu sử dụng dầu gạo trên thế giới đang tăng mạnh.

Trung Quốc hiện đứng đầu thế giới về mức tiêu thụ dầu ăn. Tuy nhiên, sản lượng dầu ăn tự sản xuất của nước này chỉ đáp ứng 32,3% nhu cầu người dùng. Đất nước tỷ dân phải nhập khẩu gần 70% nhu cầu dầu ăn còn lại, trong đó có dầu gạo.

Tại Nhật Bản, người dân xứ sở mặt trời mọc đã mang dầu gạo vào bữa ăn hàng ngày trong hàng chục năm qua. Sản lượng tiêu thụ dầu gạo năm 2017 đạt 90.163 tấn, tăng 10.000 tấn so với năm 2016 và tận dụng triệt để khoảng 53% cám gạo nhằm trích ly dầu trong năm 2017, song năng lực sản xuất dầu gạo của nước này suốt thập kỷ qua chỉ tăng 3,7%, từ 63,378 tấn năm 2006 lên 65.731 tấn năm 2017. Nhật Bản trước đây xuất khẩu dầu gạo, thì nay phải nhập khẩu từ các nước đang phát triển khác mới đáp ứng được nhu cầu.

Việt Nam với những thách thức khi bơi ra biển lớn

{keywords}
Ông Peh Ping Teik - Chủ tịch Hiệp hội Dầu Gạo Quốc tế 2018 (IARBO 2018), ông Cao Quốc Hưng - Thứ trưởng Bộ Công thương và các chuyên gia đã gặp gỡ, bàn hướng đi cho sự phát triển thị trường dầu gạo Việt Nam

Ông Peh Ping Teik - Chủ tịch Hội nghị Dầu gạo Quốc tế 2018 và nhiều chuyên gia cho biết, gạo là thực phẩm chính của hàng tỷ người trên thế giới, đặc biệt là ở châu Á. Tuy nhiên, chỉ có ít người biết rằng, từ cám gạo có thể trích ly ra dầu gạo. Mặt khác, khó khăn lớn nhất cho các nước tham gia vào chuỗi sản xuất dầu gạo thế giới hiện nay chính là công nghệ và chất lượng nguồn nguyên liệu.

Để tinh luyện cám gạo thành dầu cần có sự đầu tư lớn về công nghệ, kỹ thuật, yếu tố không phải quốc gia nào cũng đáp ứng được. Với riêng Việt Nam, hiện nay đã nhập khẩu được quy trình sản xuất hiện đại và có tên trên bản đồ dầu gạo quốc tế, tuy nhiên vẫn còn thiếu các loại gạo có chất lượng tốt, đủ tiêu chuẩn để sản xuất dầu gạo. Vì vậy hiện nay, Việt Nam chỉ mới tận dụng 10% sản lượng nguyên liệu gạo cho ngành công nghiệp giàu tiềm năng này.

Về bài toán tiếp thị dầu gạo tới người tiêu dùng toàn cầu, ông Trần Anh Dũng - Giám đốc Nhãn hiệu Công ty TNHH Dầu Thực vật Cái Lân cho biết, do phải trải qua nhiều quá trình sản xuất và tinh luyện, lượng dầu/kg gạo thấp hơn so với dầu/kg dầu đậu nành, dầu hướng dương. Phải cần từ 150kg - 200kg lúa gạo mới sản xuất được 1 lít dầu gạo nguyên chất, sản lượng dầu gạo do đó  không cao và có giá thành đắt hơn so với các loại dầu thông dụng khác khoảng 10% nên sản lượng dầu gạo trong nước đang được công ty xuất khẩu cho các nước phát triển, chỉ 20% tiêu thụ nội địa.

Ngoài ra, người dùng còn có xu hướng chọn các loại dầu vàng nhạt, dẫn đến hiểu lầm không đáng có về màu sắc sánh sẫm tự nhiên của dầu gạo.

{keywords}
Cuộc thảo luận bàn tròn tại hội thảo do hoa hậu Jennifer Phạm điều phối

Ông Dũng cho biết, công nghệ trích ly dầu gạo cũng phức tạp hơn cả dầu ôliu, đòi hỏi phải trích ly dầu từ cám gạo trong vòng tối đa 6h để giữ được hàm lượng Gamma-Oryzanol cao nhất. Để có thể tận dụng vùng nguyên liệu sẵn có, Việt Nam đã nhập khẩu dây chuyền tinh chế dầu gạo hiện đại bậc nhất thế giới của hãng DeSmet Ballestra (Bỉ). Nhờ đó, dầu gạo nguyên chất Simply của Việt Nam có chất lượng tương đương dầu gạo sản xuất ở các nước phát triển, đáp ứng hệ tiêu chuẩn khắt khe để xuất khẩu sang các thị trường quốc tế khó tính như New Zealand, Australia…

Sắp tới, doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị trên quy mô lớn, để nhiều người biến đến ích lợi và có cơ hội dùng thử sản phẩm dầu gạo Simply. Kênh phân phối của sản phẩm cũng đang được mở rộng để người tiêu dùng dễ dàng tìm mua tại các chợ và siêu thị.

Dầu gạo đang trở thành xu hướng ăn uống lành mạnh được ưa chuộng trên thế giới. Đây là loại dầu thực vật duy nhất chứa dưỡng chất Gamma-Oryzanol có tác dụng chống oxy hóa mạnh gấp 4 lần vitamin E, giúp giảm hấp thu cholesterol xấu, ngăn ngừa bệnh tim mạch và làm chậm quá trình lão hóa.

Lệ Thanh