- Sự khó khăn dường như đang khiến các doanh nghiệp (DN) bất tín với
nhau, với khách hàng. Việc nợ nần, chiếm dụng vốn của nhau… có lẽ là nguyên nhân
gây ra một làn sóng không mấy tốt đẹp là kiện cáo, đòi nợ muôn hình vạn dạng
trong thời gian gần đây. Không những thế, sự nợ nần lòng vòng có thể khiến các
DN tự kéo nhau xuống hố.
DN cũng lập đội đòi nợ riêng
Tiểu thương quay quắt kiệt vốn, bị dồn nợ
Cuối năm, doanh nghiệp giăng biểu ngữ... đòi nợ nhau
Tiểu thương bỏ kinh doanh đi đòi nợ
Tiểu thương quay quắt kiệt vốn, bị dồn nợ
Cuối năm, doanh nghiệp giăng biểu ngữ... đòi nợ nhau
Tiểu thương bỏ kinh doanh đi đòi nợ
Đủ kiểu đòi nợ
Những ngày gần đây, tại trụ sở của Công ty TNHH MTV Đầu tư thương mại và Phát triển nguồn nhân lực Vigecam (Vigecam Trade) ở số 16 Ngô Tất Tố, Đống Đa, Hà Nội luôn xuất hiện một nhóm treo biểu ngữ đòi nợ doanh nghiệp này.
Nội dung các băng rôn yêu cầu Vigecam Trade - một công ty con của của Tổng Công ty Vật tư Nông nghiệp (Vigecam) thuộc Bộ NN&PTNT phải trả ngay khoản nợ và không được chiếm đoạt vốn.
Được biết, nhóm trên là người của Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà (Mã chứng khoán SHI) làm việc này gây sức ép để Vigecam Trade thanh toán số nợ hơn 12 tỷ đồng tiền hoàn trả do hợp đồng hợp tác làm ăn không thành.
Để đi đến hàng động bất đắc dĩ này, trước đó, lãnh đạo SHI đã làm việc nhiều lần với Vigecam Trade nhưng DN vẫn có ý trốn tránh, chỉ đánh công văn khất nợ và liên tục tránh mặt, không gặp gỡ phía đối tác là SHI.
Được biết, Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà có ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh khu trưng bày giới thiệu sản phẩm máy móc thiết bị có diện tích sàn dự kiến là 1.600 m2 nằm trong khuôn viên Trung tâm xúc tiến Thương mại Nông nghiệp tại địa chỉ số 2 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội trong thời gian 10 năm kể từ ngày 28/12/2011.
Trong quá trình hợp tác, SHI đã chuyển tiền cho phía Vigecam với tổng số 12 tỷ đồng. Tuy nhiên, phía Vigecam Trade đã không hoàn thiện thủ tục xin phép đầu tư theo cam kết. Sự việc kéo dài cho đến tận cuối tháng 9 năm 2012, Vigecam Trade mới xác định khả năng không thực hiện được cam kết theo như hợp đồng.
Hai bên đã nhất trí ký kết thanh lý hợp đồng vào giữa tháng 11 năm 2012 và Vigecam cần phải hoàn trả lại đầy đủ số tiền mà SHI đã thanh toán với 50% trong vòng 7 ngày và 50% còn lại trong vòng 10 ngày tiếp theo. Tuy nhiên, ca kết trả nợ đã không được thực thi dẫn đến việc nhóm người từ Sơn Hà vẫn đang băng rôn, biểu ngữ để đòi Vigecam Trade hoàn lại số tiền nói trên.
Đại diện SHI cho biết, dù đã cố gắng trao đổi với đại diện Vigecam để đòi nợ nhưng đều bất thành. Mong muốn hiện nay của SHI chỉ đơn giản là yêu cầu phía Vigecam cần thực hiện việc thanh toán trả lại tiền cho SHI theo cam kết.
Những ngày gần đây, tại trụ sở của Công ty TNHH MTV Đầu tư thương mại và Phát triển nguồn nhân lực Vigecam (Vigecam Trade) ở số 16 Ngô Tất Tố, Đống Đa, Hà Nội luôn xuất hiện một nhóm treo biểu ngữ đòi nợ doanh nghiệp này.
Nội dung các băng rôn yêu cầu Vigecam Trade - một công ty con của của Tổng Công ty Vật tư Nông nghiệp (Vigecam) thuộc Bộ NN&PTNT phải trả ngay khoản nợ và không được chiếm đoạt vốn.
Được biết, nhóm trên là người của Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà (Mã chứng khoán SHI) làm việc này gây sức ép để Vigecam Trade thanh toán số nợ hơn 12 tỷ đồng tiền hoàn trả do hợp đồng hợp tác làm ăn không thành.
Để đi đến hàng động bất đắc dĩ này, trước đó, lãnh đạo SHI đã làm việc nhiều lần với Vigecam Trade nhưng DN vẫn có ý trốn tránh, chỉ đánh công văn khất nợ và liên tục tránh mặt, không gặp gỡ phía đối tác là SHI.
Được biết, Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà có ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh khu trưng bày giới thiệu sản phẩm máy móc thiết bị có diện tích sàn dự kiến là 1.600 m2 nằm trong khuôn viên Trung tâm xúc tiến Thương mại Nông nghiệp tại địa chỉ số 2 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội trong thời gian 10 năm kể từ ngày 28/12/2011.
Trong quá trình hợp tác, SHI đã chuyển tiền cho phía Vigecam với tổng số 12 tỷ đồng. Tuy nhiên, phía Vigecam Trade đã không hoàn thiện thủ tục xin phép đầu tư theo cam kết. Sự việc kéo dài cho đến tận cuối tháng 9 năm 2012, Vigecam Trade mới xác định khả năng không thực hiện được cam kết theo như hợp đồng.
Hai bên đã nhất trí ký kết thanh lý hợp đồng vào giữa tháng 11 năm 2012 và Vigecam cần phải hoàn trả lại đầy đủ số tiền mà SHI đã thanh toán với 50% trong vòng 7 ngày và 50% còn lại trong vòng 10 ngày tiếp theo. Tuy nhiên, ca kết trả nợ đã không được thực thi dẫn đến việc nhóm người từ Sơn Hà vẫn đang băng rôn, biểu ngữ để đòi Vigecam Trade hoàn lại số tiền nói trên.
Đại diện SHI cho biết, dù đã cố gắng trao đổi với đại diện Vigecam để đòi nợ nhưng đều bất thành. Mong muốn hiện nay của SHI chỉ đơn giản là yêu cầu phía Vigecam cần thực hiện việc thanh toán trả lại tiền cho SHI theo cam kết.
Hiện tượng đòi nợ nói trên là một ví dụ cho thấy khó khăn kinh tế đang ảnh hưởng mối quan hệ làm ăn giữa các doanh nghiệp với nhau. Trước đó, hiện tượng treo băng rôn, biểu ngữ đòi nợ cũng không phải hiếm. Vụ nông dân, chủ các đầm cá tôm ở Cần Thơ giăng biểu ngữ đòi nợ các đại gia thủy sản như Bianfishco của bà chủ Diệu Hiền là một ví dụ.
Gần đây, giới đầu tư BĐS không còn lạ hiện tượng khách hàng mua căn hộ chung cư tại một số dự án tập trung với biểu ngữ để đòi lại tiền do chủ đầu tư dự án chậm tiến độ, như ở Tricon Towers, Hanoi Times Tower, Vĩnh Hưng Dominium… Thậm chí, tại dự án Splendora, sau nhiều lần phản đối không được, khách hàng còn kéo nhau đến tận Tổng công ty Vinaconex để đòi nợ.
Nợ đồng lần hại nhau
Tình trạng kinh doanh khó khăn, eo hẹp về dòng tiền đang trở nên phổ biến và lan tràn trong cộng đồng doanh nghiệp. Hiện tượng DN nợ nần chồng chất được thể hiện qua báo cáo tài chính của rất nhiều đơn vị niêm yết trên sàn.
Nhiều DN đang có tổng nợ gấp nhiều lần, thậm chí cả chục lần so với vốn chủ sở hữu. Nhiều đơn vị có nợ ngắn hạn cao hơn tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn cao hơn nhiều vốn chủ sở hữu. Các DN càng lớn nợ càng nhiều, DN quy mô trăm tỷ thì nợ nghìn tỷ, quy mô nghìn tỷ thì nợ cả gần chục cho tới hơn chục ngàn tỷ. Hầu hết các món nợ lớn đều là nợ ngân hàng. Tuy nhiên, cũng có một thực tế là doanh nợ lẫn nhau cũng không phải ít và cái sự lòng vòng của nợ nần này có thể khiến các doanh nghiệp kéo nhau chìm ngập sâu hơn vào khủng hoảng.
Trở lại trường hợp của SHI nói trên, công ty này cho biết, Vigecam Trade đang nợ mình hơn 12 tỷ đồng trong khi doanh nghiệp này cần thu hồi các khoản tiền để phục vụ quyết toán, báo cáo tài chính…
Theo theo công văn ngày 29/11/2012 Vigecam Trade gửi SHI , Vigecam Trade cho biết chưa thanh toán được số tiền nợ đúng theo biên bản thanh lý hợp đồng hợp tác giữa hai bên vì gặp một số nguyên nhân khách quan như: Các khoản nợ phải thu của Công ty cũng chưa thanh toán đúng hạn được và đồng thời khi giữa hai công ty (SHI và Vigecam Trade) dừng thực hiện hợp đồng (Vigecam Trade cho SHI thuê hơn 1.000m2 sàn kinh doanh trong khuôn viên Trung tâm xúc tiến Thương mại Nông nghiệp số 2 Hoàng Quốc Việt) Công ty Vigecam cũng chưa tiếp tục tìm được đối tác mới để tiếp tục sử dụng diện tích trên.
Soi vào tình hình kinh doanh của SHI thì thấy doanh nghiệp chuyên sản xuất vật liệu gia dụng bằng inox này cũng đang rất lao đao. Cuối quý III/2012, SHI có dư tiền và tương đương tiền giảm 40% so với đầu năm và chỉ còn 25,6 tỷ đồng.
Cho dù doanh thu vẫn khá ổn định nhưng dòng tiền hoạt động kinh doanh và đầu tư 9 tháng 2012 đều bị âm, công ty phải tăng vay nợ để đảm bảo hoạt động. Chi phí tài chính quý III/2012 giảm không đáng kể, còn 29 tỷ đồng so với con số 30,2 tỷ đồng cùng kỳ 2011.
SHI cũng đang gặp rất nhiều khó khăn, nợ ngắn hạn của SHI gấp vốn chủ sở hữu khoảng 2,5 lần. Trong khi đó, đối tác Vigecam Trade dường như cũng khó khăn không kém. Vigecam Trade cũng chưa thu được một số khoản nợ đúng hạn và đang chờ đối tác mới thuê diện tích mặt bằng mà SHI muốn thuê trước đó (Vigecam Trade gặp vướng mắc trong quá trình xin phép Bộ NN&PTNN).
Trên thực tế, khoản nợ giữa Vigecam Trade và SHI nói trên không phải là lớn nếu so sánh với những vụ “nổ”, hoặc tiềm ẩn nổ lớn gần đây ở các doanh nghiệp đại gia, các ngân hàng… Tuy nhiên, nó phần nào phản ánh được thực tại khó khăn của nhiều doanh nghiệp, thực tại nợ nần lòng vòng lẫn nhau và có nguy cơ gây rủi ro cho nhau rất cao.
Với SHI - một DN niêm yết trên sàn thì số tiền 12 tỷ so với vốn điều lệ khoảng 260 tỷ cũng không phải nhỏ. Công ty này cũng đã có công văn gửi Vigecam Trade cho biết không chấp nhận đề nghị xin giãn thời gian thanh toán bởi tiền đã được chuyển theo hợp đồng cách đây một năm, việc ký hợp đồng thanh lý cũng đã gặp rất nhiều khó khăn mới thành công, và ở đây có hiện tượng chiếm dụng vốn…
Gần đây do kinh tế khó khăn, hiện tượng nợ nần giữa các doanh nghiệp do thanh toán, quyết toán không đúng tiến độ hợp đồng, mua bán khô (đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, đầu tư tài chính, chứng khoán… xảy ra khá nhiều.
Đưa nhau ra tòa là việc làm cực chẳng đã, bởi khiếu kiện khá phiền hà, bản thân bên khởi kiện phải đóng án phí, trả tiền thuê luật sư… nhưng chưa chắc thu hồi được nợ. Hiện tượng nợ lòng vòng lẫn nhau, DN vừa là chủ nợ, vừa là con nợ khá nhiều.
Qua các vụ việc này, cho thấy việc mất lòng tin vào nhau giữa các DN đã xảy ra. Các vụ kiện tụng, đòi nợ đủ kiểu gần đây tiếp tục phản ánh một sự thật đáng buồn là cộng đồng doanh nghiệp trong nước đang rất khó khăn, cạn tiền. Tình trạng nợ nần lòng vòng lẫn nhau, nợ ngân hàng ngập ngụa, không có nguồn thu để hoạt động… có thể khiến các DN khó ngóc đầu trở dậy.
Mạnh Hà