Nợ xấu khó giảm khiến các ngân hàng phải gia tăng khoản trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, dẫn đến lợi nhuận ngày càng hao mòn.
Soi sức khỏe ngân hàng hậu sáp nhập
Ngân hàng thế giới ồ ạt sa thải nhân viên
Hai ngân hàng sở hữu chéo trong MBBank
Ngân hàng thế giới ồ ạt sa thải nhân viên
Hai ngân hàng sở hữu chéo trong MBBank
Vì thế, các ngân hàng đang từng bước điều chỉnh chỉ tiêu và lợi nhuận giảm mạnh so với kế hoạch đưa ra. Đáng chú ý, tại các ngân hàng quy mô nhỏ và vừa, lợi nhuận khó có thể đạt 40% kế hoạch.
Báo cáo tài chính của các ngân hàng khối cổ phần cho thấy, hầu hết các ngân hàng đều có mức lợi nhuận sụt giảm khá mạnh. Duy chỉ có VietinBank công bố báo cáo tài chính quý III không bị sụt giảm lợi nhuận so với cùng kỳ năm 2011. Tính đến hết quý III/2012, VietinBank mới hoàn thành 66% (6.000 tỷ đồng) chỉ tiêu lợi nhuận cả năm (9.000 tỷ đồng). Song VietinBank vừa xin ý kiến cổ đông bằng văn bản để điều chỉnh một số chỉ tiêu kinh doanh năm 2012. Trong đó, có chỉ tiêu lợi nhuận, do tình hình tăng trưởng tín dụng kém khả quan.
Với Eximbank, đến nay, tín dụng tại Ngân hàng vẫn âm trên 10% và nợ xấu là 1,8%. Ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Eximbank cho biết, dù rất nỗ lực, nhưng khả năng đến cuối năm nay, Eximbank chỉ hoàn thành được 70% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
Báo cáo tài chính của các ngân hàng khối cổ phần cho thấy, hầu hết các ngân hàng đều có mức lợi nhuận sụt giảm khá mạnh. Duy chỉ có VietinBank công bố báo cáo tài chính quý III không bị sụt giảm lợi nhuận so với cùng kỳ năm 2011. Tính đến hết quý III/2012, VietinBank mới hoàn thành 66% (6.000 tỷ đồng) chỉ tiêu lợi nhuận cả năm (9.000 tỷ đồng). Song VietinBank vừa xin ý kiến cổ đông bằng văn bản để điều chỉnh một số chỉ tiêu kinh doanh năm 2012. Trong đó, có chỉ tiêu lợi nhuận, do tình hình tăng trưởng tín dụng kém khả quan.
Với Eximbank, đến nay, tín dụng tại Ngân hàng vẫn âm trên 10% và nợ xấu là 1,8%. Ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Eximbank cho biết, dù rất nỗ lực, nhưng khả năng đến cuối năm nay, Eximbank chỉ hoàn thành được 70% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
Là một trong những ngân hàng cổ phần quy mô và có mức tăng trưởng về lợi nhuận tương đối khả thi trong những năm trước, nhưng trong năm 2012, nhiều khả năng ACB cũng khó có thể hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế (5.500 tỷ đồng), vì trong quý III/2012, ACB lỗ đến 1.251 tỷ đồng từ kinh doanh vàng, khiến tổng lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm nay của ACB chỉ còn 1.181 tỷ đồng.
Tại Sacombank, tính đến hết tháng 10/2012 đã hoàn thành được 70% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đưa ra cho cả năm (3.400 tỷ đồng). Tuy nhiên, theo ông Phan Huy Khang, Tổng giám đốc Sacombank, khả năng Ngân hàng chỉ hoàn thành được 75% kế hoạch lợi nhuận đưa ra, vì trích lập dự phòng hiện đã lên đến 1.200 tỷ đồng.
Ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc DongA Bank cho rằng, để đạt được chỉ tiêu lợi nhuận đề ra cho cả năm là điều rất khó đối với nhiều ngân hàng trước bối cảnh hiện nay. Theo ông Bình, cái khó trong hoạt động của ngành năm nay là tăng trưởng tín dụng không thể phát triển, song nợ xấu lại ngày càng gia tăng khi khả năng trả nợ của khách hàng yếu dần, mà nguyên nhân chính là hàng hóa không tiêu thụ được.
Bản thân DongA Bank xây dựng chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế cho cả năm nay 1.500 tỷ đồng và 9 tháng đầu năm, Ngân hàng đã đạt mức hơn 1.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Nhưng theo Bình, nếu tình hình nợ xấu từ nay đến cuối năm không giảm, buộc Ngân hàng phải trích lập dự phòng đủ, thì lợi nhuận sẽ khó đạt kế hoạch đề ra.
Đánh giá về tình hình lợi nhuận năm nay, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước TPHCM cho rằng, các ngân hàng khó có thể đạt chỉ tiêu lợi nhuận đề ra cho năm nay, bởi tình hình thị trường khó khăn các ngân hàng phải đảm bảo rủi ro, nên khó đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, trong khi đây lại là mảng kinh doanh chính.
“Lợi nhuận của các ngân hàng trên địa bàn Thành phố năm nay khả năng chỉ có thể đạt được khoảng 27 - 30% so với cả năm trước, vì nợ xấu tăng cao”, ông Minh nói.
(Theo ĐT)