Việc xử lý 9 ngân hàng yếu kém thuộc diện phải tái cơ cấu bắt buộc đến nay đã cơ bản xong bước 1 là xây dựng kế hoạch tái cơ cấu, bước đầu nâng cao các các tiêu chí an toàn, loại bỏ nguy cơ đổ vỡ, làm nền tảng xử lý các bước tiếp theo để lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính.
Kiểm toán "nội soi" các "ông lớn" ngân hàng
Sự xuống dốc của ngân hàng qua con số và sự kiện
Trong số 9 ngân hàng thuộc diện tái cấu trúc năm 2012 thì 5 đơn vị gồm SCB, Đệ Nhất, Tín Nghĩa, Habubank sáp nhập vào SHB và Tienphongbank tự tái cơ cấu xem như cơ bản đã ổn thỏa. Riêng bốn ngân hàng nhỏ còn lại nằm trong diện này là GPBank, Navibank, TrustBank và Western Bank đang nỗ lực tìm phương án tái cơ cấu.
Chánh thanh tra NHNN đánh giá, khả năng chi trả của các ngân hàng này đến nay được đảm bảo, việc rút tiền hàng loạt không xảy ra.
Ngoài rta, ông Nghĩa cho biết, ngay cả ngân hàng thương mại Nhà nước hiện nay cũng đã tiến hành các biện pháp tái cấu trúc như lựa chọn cổ phần hóa, chọn nhà đầu tư chiến lược, cơ cấu hệ thống quản trị, ông Nghĩa nhận xét. Theo vị này, có ngân hàng thương mại Nhà nước do tác động của nền kinh tế trong nước cũng bị lộ những yếu kém.
Các ngân hàng nước ngoài và liên doanh cũng lên phương án tái cơ cấu ngay nếu thấy có biểu hiện yếu kém, ông cho biết.
Tuy nhiên, nhưng thành quả trên chỉ là đó chỉ là bước một trong quá trình tái cơ cấu, sau khi hợp nhất, sáp nhập hay tìm được các nguồn lực để tự tái cơ cấu, các tổ chức tín dụng phải qua một quá trình dài để lành mạnh hóa và nâng cao năng lực của mình
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đặng Thanh Bình cho biết, sau khi hợp nhất 3 ngân hàng SCB, TinNghiaBank, FicomBank thành một ngân hàng là SCB, đến nay, hệ thống quản trị của ngân hàng sau hợp nhất đã được cải thiện lớn về mặt tổ chức, nhân sự.
SCB sau hợp nhất đến nay dù vẫn còn khó khăn về chi trả nhưng cơ bản đảm bảo các khoản chi trả bình thường cho công chúng. Tình hình tài chính ngân hàng tới đây sẽ được giải quyết cơ bản nếu phương án cơ cấu lại nợ toàn diện của SCB với ngân hàng bạn và khách hàng được xử lý, Phó Thống đốc Đặng Thanh Bình cho biết.
"Hiện NHNN đang xem xét phương án cơ cấu tài chính của ngân hàng để tạo điều kiện cho ngân hàng xây dựng chỉ tiêu tài chính cho năm 2013", ông nói.
Ngày 26/12, Chính phủ đã nghe NHNN báo cáo về 2 Đề án (gồm Xử lý nợ xấu và Thành lập công ty mua bán nợ). Đề án Xử lý nợ xấu gồm một gói các giải pháp tổng thể. Công ty mua bán nợ là công cụ mới, đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu.
Sau 11 tháng, NHNN đã xử lý nợ xấu đạt con số 39.000 tỉ đồng. Tốc độ gia tăng nợ xấu giảm, chỉ còn bình quân 3%/tháng, so với mức bình quân 8-9%/tháng của 4 tháng đầu năm; đặc biệt, tháng 10 nợ xấu đã giảm 0,95%.
NHNN sẽ tạo điều kiện cho TCTD dùng dự phòng rủi ro để tự xử lý nợ xấu, cơ cấu lại nợ, xử lý tài sản đảm bảo thu hồi. NH nào không trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, nhất quyết năm 2012 không cho chia cổ tức. Đánh giá lại tài sản bảo đảm để trích lập hợp lý hơn.
PV