Gà thải loại tồn dư kháng sinh, mỳ tôm nhập khẩu có chất gây ung thư, hoa quả có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng… Một loạt những sự cố về thực phẩm nhập khẩu liên tiếp khiến người tiêu dùng thêm hoảng loạn.
Đi chợ đầu mối 'săn' thực phẩm bẩn
Thực phẩm bẩn, độc bủa vây người dân
Thực phẩm bẩn: Danh sách đen của lương tâm
Gà thải loại lên bàn tiệc
Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi (Bộ NN - PTNN) cuối tháng 10 vừa qua, vào những
ngày cao điểm, lượng gà thải loại nhập qua các cửa khẩu Quảng Ninh, Lạng Sơn có
thể lên đến vài trăm tấn/ngày. Theo đó, ước tính bình quân mỗi năm, có thể nhập
70.000 – 100.000 tấn gà đẻ thải loại vào Việt Nam.
Ngày 26/7, ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Hà Nội cho biết, hiện mỗi ngày có khoảng hơn 10 tấn gà loại thải của Trung
Quốc được đưa về tiêu thụ ở chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ (Thường Tín, Hà Nội). Đây
là loại gà già có tồn dư kháng sinh hoóc môn cao, không đảm bảo chất lượng.
Giá rẻ, người tiêu dùng ưa chuộng bởi đặc điểm thịt của loại gà này ăn dai giống
với gà ta thả vườn khiến trên thị trường từ chợ tới siêu thị tràn ngập gà loại
thải nhập khẩu từ Trung Quốc và cả Hàn Quốc.
Tuy nhiên, sau khi có thông tin thịt gà đẻ thải loại có tồn dư nhiều chất kháng
sinh độc hại, ít chất dinh dưỡng và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu
dùng hay thông tin một số nước chỉ dùng gà thải loại làm thức ăn cho gia súc thì
các biện pháp ngăn chặn gà đẻ thải loại mới bắt đầu được thực hiện quyết liệt.
Vào đầu tháng 10, nhiều siêu thị ở Hà Nội và TP HCM đã ngưng việc bán gà thải loại Hàn Quốc còn tại các chợ, gà thải loại lại được “khoác áo” gà ta để dễ bán và được giá hơn. Sau hơn một tháng thực hiện đề án này, gà đẻ thải loại về nước đã giảm hẳn. Tuy nhiên, đến nay vấn đề nhập lậu gà thải loại vẫn đang là điểm nóng và cần ngăn chặn dứt điểm để người tiêu dùng yên tâm và người chăn nuôi lấy lại lòng tin.
Mỳ ăn liền Hàn Quốc có chất gây ung thư
Mới đây, Cục quản lý Dược phẩm và Thực Phẩm Hàn Quốc (KFDA) thông báo đã tìm thấy chất benzonpyrene trong bột súp của 6 nhãn hiệu mì ăn liền do Công ty Nongshin sản xuất như mỳ Neoguri và Sang Sang. Chất này được biết đến gây ung thư da, bang quang và phổi.
Ngay sau đó, cơ quan chức năng Hàn Quốc quyết định thu hồi các sản phẩm mì ăn liền của hãng Nongshin và đình chỉnh sản xuất với công ty này.
Tại Việt Nam, một số hệ thống siêu thị bán loại mỳ này đã phải tạm thời rút hàng khỏi quầy, kệ để tránh cho người tiêu dùng khỏi hoang mang lo lắng bởi đây là loại thực phẩm được tiêu dùng hàng ngày trước khi có kết quả chính thức. Sau đó, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) Cục cũng yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu các sản phẩm mỳ trên báo cáo ngay về số liệu nhập khẩu, đã bán, tồn kho, yêu cầu các doanh nghiệp phải gửi mẫu mỳ này để tiến hành kiểm nghiệm chất lượng.
Được biết, từ năm 2008 đến nay, Cục An toàn thực phẩm đã cấp chứng nhận tiêu chuẩn cho 10 sản phẩm mỳ Meoguri nhập khẩu từ Hàn Quốc.
Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam cho biết, benzopyrene là một chất có thể sinh ra trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm hay có thể có trong một loại chất nào đó chứ không phải đơn thuần là chất bảo quản. Nhưng chất này có khả năng gây ung thư và được liệt vào nhóm 1. Nó có nhiều trong khói thuốc lá mà các nhà chuyên môn thường xuyên khuyến cáo con người tránh tiếp xúc. Chất này vào cơ thể sẽ tích lũy dần, gây ra ung thư phổi và một số tác hại khác.
Trái cây Trung Quốc có chất gây vô sinh
Từ đầu tháng 7 đến nay, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN - PTNN) đã lấy 104 mẫu trái cây, rau củ nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước khác đang lưu hành trên thị trường VN để phân tích chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Qua phân tích đã phát hiện một số loại trái cây như: nho, lựu, mận nhập khẩu từ TQ bán trên thị trường có chứa carbendazim và tebuconazole với dư lượng vượt ngưỡng cho phép từ 1,5 – 5 lần. Đây là những chất diệt nấm, sử dụng trong bảo quản trái cây mà nếu sử dùng vượt quá mức cho phép có thể gây vô sinh, nguy hại cho sức khỏe con người.
Sau khi phát hiện các chất độc hại được sử dụng để bảo quản các loại rau củ và trái cây có nguồn gốc từ TQ, Cục Bảo vệ thực vật đã cho những loại nông sản này vào danh sách “đen” được kiểm soát chặt từ biên giới, tăng cường lấy mẫu kiểm tra.
Trong khi người tiêu dùng VN lo sợ về thực phẩm nhập khẩu từ TQ, nhiều bà nội trợ đã tẩy chay những mặt hàng hoa quả này thì theo Chi cục hải quan các tỉnh, mỗi ngày vẫn có hàng trăm tấn rau củ, quả được nhập về Việt Nam qua cửa khẩu. Còn tại các chợ, đường phố… hoa quả TQ bị nằm trong danh sách “đen” vẫn được bày bán tràn lan. Điều đáng nói là để dễ bán, dân buôn còn “rửa nguồn gốc” hoa quả TQ thành hoa quả nội.
Khó phân biệt và để yên tâm nhiều bà nội trợ buộc phải hạn chế sử dụng các loại hoa quả TQ và chuyển qua dùng các mặt hàng hoa quả nội, chọn những địa điểm uy tín để mua hàng…
Bảo Hân