Nhìn lại năm kinh doanh bết bát của bà Nguyễn Thị Như Loan.


Năm 2012 tiếp tục là một năm kinh doanh bết bát của nhiều doanh nghiệp bất động sản, trong đó Công ty CP Quốc Cường Gia Lai cũng không phải là ngoại lệ.

Công ty Quốc Cường Gia Lai (QCGL) bắt đầu kinh doanh với ngành gỗ từ năm 1994. Sau 18 năm lăn lộn trên thương trường, bà Nguyễn Thị Như Loan đã gây dựng cho mình sản nghiệp nghìn tỷ, kinh doanh đủ ngành từ gỗ, xây dựng, bất động sản cho đến cao su, thủy điện.

Mở rộng kinh doanh đa ngành, từ năm 2001, QCGL bắt đầu lấn sân sang ngành bất động sản và định hình là ngành mũi nhọn đóng góp 75% doanh thu cho công ty. Khi kinh tế tiếp tục khó khăn, kế hoạch phá băng bất động sản năm 2012 bất thành, kéo theo hệ lụy khiến các doanh nghiệp dùng bất động sản làm mũi nhọn như QCGL ngập chìm trong nợ, lỗ càng thêm lỗ.

Đến cuối tháng 9/2012, hàng tồn kho mà chủ yếu là bất động sản dở dang đã tăng từ mức 3.263 tỷ hồi đầu năm lên 3.512 tỷ đồng; trong đó ½ là bất động sản dở dang của dự án Phước Kiển.

Đầu tháng 4/2012, cổ phiếu QCG từng bị đưa vào diện cảnh báo do năm 2011 công ty mẹ lỗ hơn 30,7 tỷ đồng. Sau đó ít lâu, đầu tháng 6, HĐQT công ty này đã phải tính đến việc xin ý kiến cổ đông để cơ cấu lại nợ ngân hàng nhằm giảm áp lực nợ nần.
Nhìn lại năm kinh doanh bết bát của bà Nguyễn Thị Như Loan.

Sau đó, HĐQT quyết định thay vì tăng hạn mức vay với dự án Phước Kiển lên 1.800 tỷ đồng (gấp 2 lần tổng hạn mức ban đầu), đề xuất ngân hàng giãn thời gian trả nợ 1 năm và giảm lãi suất cho vay từ 18%/năm xuống còn 14-15%/năm.

Kết thúc quý 3, QCG báo lỗ ròng hợp nhất 468 triệu đồng. Lũy kế 9 tháng, công ty có quy mô vốn điều lệ trên 1.270 tỷ đồng này lỗ 2,64 tỷ đồng. Năm 2011, công ty cũng đã lỗ ròng 40 tỷ đồng.

Đến hết Q3/2012, tổng nợ phải trả của QCGL là 3.100 tỷ đồng trên tổng tài sản 5.700 tỷ đồng. Trong đó, vay nợ ngân hàng và trái phiếu là 1.450 tỷ đồng.
2 năm liền khó khăn, tài sản của bà chủ Quốc Cường Gia Lai

Ngoài bất động sản – xây dựng gặp khó, chiến lược đẩy vốn đầu tư vào thủy điện của bà Loan cũng chưa phát huy nhiều tác dụng tại thời điểm này. Đầu tư vào thủy điện cần vốn lớn nhưng dòng tiền thu về mỗi năm không nhiều.

Năm 2012, công ty đã phát điện 3 tổ máy dự án thủy điện Iagrai1 công suất 10,8MW. Với tình hình khó khăn hiện tạ, Quốc Cường Gia Lai hiện vẫn còn 3 công trình thủy điện: Iagrai 2; Pleikeo; Anyun Trung công suất tổng cộng 40 MW đang tiến hành thi công.

Với ngành cao su, dự kiến từ năm 2013 sẽ khai thác được lứa đầu của 800ha trồng năm 2009. Đây có thể là nhân tố tác động tích cực tới tình hình kinh doanh của QCGL từ năm tới. Công ty dự kiến năm 2017 sẽ hoàn thành và thu hoạch được toàn bộ 4.000ha cao su.

Với tình hình kinh doanh ảm đạm, cổ phiếu QCG đã mất gần ½ giá trị trong năm vừa qua, từ 14.000 đồng xuống còn 7.300 đồng cổ phiếu. Hơn 60 triệu cổ phiếu QCG là Loan đang nắm giữ qua đó cũng bốc hơi 372 tỷ đồng xuống còn 442 tỷ đồng.

Như vậy, trong 2 năm vừa qua, tài sản của bà Loan đã bốc hơi hơn 1.200 tỷ đồng. Số tiền này có thể tậu hàng chục chiếc siêu xe Bugatti hay sắm một du thuyền hạng sang.

(Theo TTVN)