Nhiều doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường kéo rất nhiều lao động bỗng dưng bơ vơ. Tết đến đối với họ là cả một nỗi lo lớn.

Sống mòn cùng tiền trợ cấp

Từ đầu năm đến nay, TPHCM có hơn 2.000 doanh nghiệp làm thủ tục phá sản, gần 2.000 DN thông báo tạm ngừng kinh doanh; chưa kể việc có đến nhiều được khảo sát cho biết dự kiến sẽ thu hẹp sản xuất kinh doanh trong thời gian tới, 13% giảm quy mô lao động … Hệ lụy đáng buồn của tình trạng này gây lao đao cho không ít người lao động, nhất là khi DN buộc phải chấm dứt hợp đồng vì không có khả năng chi trả phí nhân sự.

Anh Trần Công trao đổi khi đi đăng ký bảo hiểm thất nghiệp có chia sẻ: “Hơn 15 năm làm trong ngành hàng may mặc đây là lần đầu tiên anh bị công ty cho nghỉ việc với lý do thiếu đơn hàng. Điều an ủi duy nhất của anh chính là vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp so với nhiều người bạn làm công nhật, không có hợp đồng đang lay lắt tìm đường sống tại thành phố bon chen và đắt đỏ.

Với những cặp vợ chồng đều là những lao động phổ thông thì đã cảm thấy khó khăn trăm bề. Chị Lê Hoàng Mi, công nhân một công ty thủy sản cho hay: “Chồng tôi đã thất nghiệp từ một tháng nay, giờ đến tôi cũng bị chấm dứt hợp đồng lao động. Cả hai vợ chồng sống nhờ vào tiền trợ cấp thất nghiệp chưa đến 2 triệu đồng/tháng và chạy vạy khắp nơi tìm việc khác nhưng vẫn chưa có DN nào phản hồi. 

Không chỉ với lao động phổ thông mà lao đọng có trình động cũng không đứng ngoài vòng xoáy phá sản của doanh nghiệp. Với khoảng 400 lượt người đăng ký thất nghiệp và làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp mỗi ngày, Trung tâm Giới thiệu việc làm TP.HCM thống kê trong số này có đến 90% là lao động phổ thông, công nhân.

Làn sóng giải thể DN không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến những đối tượng lao động vừa nêu, bởi có trên 2% lao động trung cấp và cao cấp (có mức bảo hiểm thất nghiệp từ 4-6 triệu đồng/tháng) cũng nằm trong diện này.

Gần đây nhất hàng loat nhân viên của công ty TNHH Nhóm mua đã bị thanh lý hợp đồng lao động sau những biến động của công ty. H.T.Yến là một trong những trường hợp như thế, mọi chuyển thay đổi một cách bất ngờ trong vòng có một ngày. Khi đi làm nhận thông báo cho thôi việc vào sáng sớm đã làm không chỉ riêng tôi mà nhiều người khác bất ngờ. Cùng với hơn hai mươi mấy đồng nghiệp khác, tôi bắt đầu hành trình tìm việc mới trong tâm trạng hết sức hoang mang vì thời điểm này cũng đã cuối năm. Thắt nghiệp nghĩ đến tết mà lo

Khó tìm việc mới

Nếu trước đây người lao động hơn 30 tuổi vẫn có DN nhận vào thì năm 2013, yêu cầu tuyển dụng của DN chỉ giới hạn trong độ tuổi từ 18 đến 25. Những lao động phổ thông nếu chỉ mới tốt nghiệp THCS sẽ rất khó có việc làm. Ngoài ra, DN rất ưu ái lao động đã được đào tạo nghề ở các trường trung cấp, cao đẳng. Do vậy, để có việc làm trong năm mới, người lao động phải nâng cao trình độ, rèn tay nghề mà số lượng lao động đăng ký học nghề lại chiếm tỷ lệ rất ít.

Ông Nguyễn Tấn Định, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Quản lý các KCX-KCN TPHCM, Nếu so sánh nhu cầu tuyển dụng lao đọng ở các KCX-KCN trong vòng hai năm qua đẫ có sự sụt giảm khá lớn. Nếu như năm 2011 con số lao động mà các doanh nghiệp đăng ký tuyển là hơn 70 nghìn người, tuy nhiên năm 2012 lại giảm xuống đáng kể với 50 nghìn người. Trong tình hình hiện tại năm 2013 sẽ khó để các doanh nghiệp tăng số lượng lên vì tình hình vẫn chưa thể khả quan hơn nếu không muốn nói là giảm thêm.”


Trước thực trạng này, không chờ đợi giải pháp từ doanh nghiệp hay Công đoàn, có không ít người lao động đã tự xoay sở cho mình một việc mới để sống qua ngày, trước khi tìm được môi trường khác phù hợp hơn. Để trang trải chi phí nhà trọ, ăn uống và các nhu cầu thiết yếu, anh Tâm một công nhân ở Bình Dương chọn cách chuyển sang buôn dừa. Theo tính toán của anh, bằng việc làm cầm chừng này, anh có thể vừa trang trải chi phí, vừa để dành một phần, lại có thể có thời gian để tìm một việc làm khác tốt hơn.

Còn chị Hồng, công nhân của một cơ sở sản xuất da giày lại chuyển sang bán nước giải khát ngay trước cửa phòng trọ để mưu sinh, trước khi tính đến chuyện tìm chỗ làm khác. Ngoài ra những nghề như bán bảo hiểm và mỹ phẩm đang trở thành những nghề thời vụ giúp cho nhiều người có đủ chi phí trụ lại ở thành phố.

Theo chia sẻ của ông Trần Anh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực & Thông tin thị trường lao động TP HCM thì: “Những DN cố gắng giữ người lao động sẽ có lợi thế rất lớn trong tương lai, khi kinh tế hồi phục. Bởi khi ấy, việc có đủ nhân công sẽ đảm bảo cho tốc độ hồi phục nhanh hơn, bên cạnh đó, lại có lợi thế cạnh tranh khi nhiều đối thủ suy yếu do thiếu hụt lao động”.

Nam Phong