Thịt trâu, bò, thú rừng khô là món ăn yêu thích của nhiều người, đặc biệt là dân nhậu. Vào dịp gần tết, mặt hàng này thường xuyên cháy hàng. Tuy nhiên, ít ai biết công nghệ sản xuất thịt khô rất bẩn, ẩn chứa những hiểm họa khôn lường.
Rùng mình với mứt tết bẩn và rởm
Phát hiện hơn 500kg lòng lợn bẩn
Miến bẩn tràn ngập thị trường
Lò chế thịt siêu bẩn
Bẩn như thịt bò khô
Một cán bộ thú y có nhiều năm công tác trên mặt trận VSATTP cho hay, bò
khô được người ta áp dụng công thức: Phụ phẩm bò (hoặc thịt heo bệnh)
sau khi được "luyện" các chất tẩy rửa công nghiệp (thuốc tẩy trắng,
vôi...), sẽ được tẩm ướp các loại hóa chất công nghiệp để cho ra sản
phẩm bò khô giá siêu rẻ.
Ngày 27/8/2012 vừa qua, Đoàn kiểm tra
liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm huyện Bình Chánh, TP.HCM đã
kiểm tra và bắt quả tang một cơ sở chế biến bò khô siêu bẩn (tại nhà
bà Bùi Thị Ngọc Hậu ở tổ 5, ấp 2, xã Vĩnh Lộc A). Toàn bộ quy
trình sản xuất và đóng gói bò khô ở đây đều được thực hiện trên nền đất.
Bò khô đen được để dưới nền nhà, nhiều thành phẩm đã lên mốc. Dụng cụ
sản xuất gồm các bao và rổ cáu bẩn, để trong nhà vệ sinh. Còn hai chiếc
nồi to để nấu nguyên liệu đen ngòm, đặc sệt đang bốc khói nghi ngút.
Nguyên liệu được dùng để chế biến thịt bò khô ở đây là phế phẩm từ lòng
bò, thu mua từ các chợ với giá rất rẻ. Phế phẩm này được ngâm tẩm hóa
chất, trộn với nhiều loại nguyên liệu, gia vị, phụ gia không rõ nguồn
gốc để chế biến thành khô bò.
Khu vực chợ đầu mối thực phẩm
Bình Tây (phường 2, quận 6, TP.HCM) cung cấp rất nhiều thịt bò khô giá
sỉ cho tất cả các tỉnh thành Đông Nam bộ, Tây Nguyên, miền Trung và
ĐBSCL. Thịt bò khô được bán la liệt ở các sạp với giá chỉ từ 150 - 200
nghìn đồng/kg, tùy loại bò khô nguyên miếng, dạng que hay xé sợi nhỏ.
Bò khô
được đựng trong các túi nylon loại lớn và không có bất cứ địa chỉ sản
xuất, nhãn mác hay thông tin gì về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm. Theo một
cán bộ thú y, có hai loại nguyên liệu chính để sản xuất các loại bò
khô "3 không" - không nhãn mác, không xuất xứ và không thời hạn sử dụng
- gồm: lòng bò bẩn và thịt heo bệnh, sau đó ngâm tẩm hóa chất, hương
bò độc hại
Để thu hút "thượng đế", các cơ sở chế biến còn dùng
rất nhiều hóa chất độc hại tẩm ướp. Để tạo màu đỏ nâu sẫm đẹp mắt và
mùi bò khô "chính hiệu" cho bò khô làm từ thịt heo, người ta dùng chất
tạo màu và mùi công nghiệp. Để tăng độ dai, các cơ sở chế biến còn ngâm
thêm hàn the. Để tăng cân nặng, có cơ sở đã dùng bột biến tính và gia
vị giá rẻ không nguồn gốc để tẩm ướp. Độc hại nhất, có nơi còn dùng
chất bảo quản xuất xứ từ Trung Quốc để giữ cho bò khô cả năm không hỏng.
Với
lòng bò, do nguyên liệu ban đầu rất dơ bẩn, các cơ sở sơ chế sẽ sử dụng
vôi ngâm với tỷ lệ 100 kg lòng bò + 1 kg vôi + 160 lít nước. Một số hộ
còn lét lút sử dụng chất tẩy trắng cực mạnh không nguồn gốc để đánh bật
các vết thâm đen, nhớt và mùi hôi thối trên phụ phẩm lòng bò. Sau công
đoạn này, đến lượt các cơ sở chế biến bò khô tiếp tục phối trộn nhiều
loại hóa chất tạo độ dai, giòn, thơm, ngậy cho sản phẩm.
Ẩn họa từ món khoái khẩu thịt khô
Các mặt hàng khô, đặc biệt là thịt trâu, bò, thú rừng khô dù không nhãn
mác, không hạn sử dụng, không nơi sản xuất vẫn đắt khách. Vào dịp cận
Tết, nhiều nơi còn "cháy" hàng
Tại Hà Nội, mặt hàng bò khô,
trâu khô, nai khô, đà điểu, ... ăn sẵn được bày bán nhiều và cũng khá
đắt hàng. Ở chợ Đồng Xuân, những mặt hàng này được bán tràn lan, với
giá khá rẻ và đa dạng. Bò khô nguyên miếng, bò khô dạng viên, dạng que
hay xé sợi đều có.
Tại các kiot của chợ này, mặt hàng bò khô,
nai khô đều dựng trong một túi nilong trắng tinh không có nhãn mác, bên
ngoài chỉ ghi riêng hai chữ "bò khô" để giới thiệu sản phẩm. Các loại
thịt bò khô được bán với giá từ 300.000 - 450.000 đồng/kg, nai khô từ
400.000 - 550.000 đồng/kg, đà điểu khô từ 80.000- 120.000 đồng/ kg.
Còn sản phẩm đà điểu khô được đóng gói bằng bao bì nhựa, nhãn in toàn
chữ Trung Quốc, giá bán từ 18.000- 30.000 đồng mỗi bịch 300g. Ngoài ra,
những gói thịt hổ "make in Trung Quốc" cũng được bày bán.
Tại
chợ Vinh, Nghệ An, nhiều ki-ốt cũng bày bán thịt bò khô "3 không". Sản
phẩm thịt bò khô được chia làm 3 loại: loại sợi có màu sậm giá từ
175-200.000 đồng/kg; loại màu sắc sáng hơn có giá 250.000 đồng/kg, loại
thịt bò khô dạng tấm có giá từ 300-350.000 đồng/kg. Các sản phẩm này
đều được đựng trong túi bóng kính và được các chủ hàng giới thiệu có
xuất xứ từ Quảng Nam.
Mặt
hàng dăm bông được đóng thành từng túi to nhỏ khác nhau hoặc đựng trong
các thùng nhựa. Có loại dăm bông với màu loang lổ, được chủ hàng giới
thiệu là dăm bông thịt bò. Tất cả các sản phẩm trên đều không có nhãn
mác.
Trên thị trường, hiện thịt bò tươi có giá từ 180.000-
250.000 đồng/kg. Mà để làm ra 1kg thịt bò khô cần khoảng gần 3kg thịt
bò tươi, tức là phải mất ít nhất gần 600.000 đồng mới có được 1kg thịt
bò khô, đó là chưa kể chi phí về nguyên liệu, máy móc.
Vậy mà
giá thịt bò khô lại chỉ có chỉ từ 150 - 200 nghìn đồng/kg. Thịt đà điểu
khô bán có 80.000/kg là điều không tưởng. Lý giải về điều này, nhiều
người cho rằng, các sản phẩm thịt khô có thể là dạng thịt "phù phép",
đó có thể là thịt một loại động vật khác hoặc là một loại nguyên liệu
động vật khác.
Một người chuyên bán buôn, bán lẻ các loại thịt
bò khô bật mí: Bằng cảm quan rất khó để phân biệt thịt bò nguyên chất
hay thịt bò khô được phù phép từ thịt lợn khô, bởi chỉ cần tẩm các
hương liệu là giống y như thật. Khi ăn, thịt bò có vị đằm và dai hơn
thịt lợn khô.
Điều đáng nói, loại thịt khô "3 không" này vẫn
được bày bán một cách ngang nhiên ở các chợ lớn, nhỏ. Với loại thực
phẩm khô mà chất lượng bị thả nổi như thế này thì sức khỏe của người
tiêu dùng lấy gì để đảm bảo?
Hạnh Giang (tổng hợp)