Quan chức nghỉ hưu đầu quân về hiệp hội doanh nghiệp thì có thể giúp DN trên nhiều phương diện. Nhưng thực tế, không hẳn mọi thứ có thể được như ý muốn của các DN thành viên.
Những phát hiện mới trong cuộc khảo sát năng lực hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam vừa được Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam công bố hôm 25/1.
Hiệp hội ỉ vẫn trông vào nhà nước?
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã từng nói, hai điểm yếu nhất của doanh nghiệp Việt Nam là chữ tín và sự liên kết yếu kém. Nếu các hiệp hội DN hoạt động tốt thì sẽ khắc phục được điều này.
Tuy nhiên, cuộc điều tra của VCCI mới đây cho thấy, năng lực hoạt động của đa số hiệp hội DN Việt Nam vẫn còn rất hạn chế, chưa chuyên nghiệp. Và dường như để bù lại sự thiếu chuyên nghiệp đó, khá nhiều hiệp hội DN Việt Nam đang nhờ uy tín và quan hệ, kinh nghiệm của những vị lãnh đạo đã về hưu.
Khảo sát cho thấy, xu hướng các chủ tịch hiệp hội vốn là lãnh đạo DN Nhà nước rất lớn, chiếm tới 73,53%. Gần 24% chủ tịch hiệp hội có xuất thân là cán bộ quan chức Nhà nước, đa phần từng là lãnh đạo cấp cao ở các bộ, ngành, địa phương. Trong 28 hiệp hội ngành hàng quốc gia khảo sát thì có 5 vị chủ tịch nguyên là thứ trưởng. Trong 50 vị chủ tịch hiệp hội DN địa phương thì có 4 người nguyên là Phó chủ tịch tỉnh, 2 người nguyên là Phó giám đốc sở.
Hiệp hội ỉ vẫn trông vào nhà nước?
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã từng nói, hai điểm yếu nhất của doanh nghiệp Việt Nam là chữ tín và sự liên kết yếu kém. Nếu các hiệp hội DN hoạt động tốt thì sẽ khắc phục được điều này.
Tuy nhiên, cuộc điều tra của VCCI mới đây cho thấy, năng lực hoạt động của đa số hiệp hội DN Việt Nam vẫn còn rất hạn chế, chưa chuyên nghiệp. Và dường như để bù lại sự thiếu chuyên nghiệp đó, khá nhiều hiệp hội DN Việt Nam đang nhờ uy tín và quan hệ, kinh nghiệm của những vị lãnh đạo đã về hưu.
Khảo sát cho thấy, xu hướng các chủ tịch hiệp hội vốn là lãnh đạo DN Nhà nước rất lớn, chiếm tới 73,53%. Gần 24% chủ tịch hiệp hội có xuất thân là cán bộ quan chức Nhà nước, đa phần từng là lãnh đạo cấp cao ở các bộ, ngành, địa phương. Trong 28 hiệp hội ngành hàng quốc gia khảo sát thì có 5 vị chủ tịch nguyên là thứ trưởng. Trong 50 vị chủ tịch hiệp hội DN địa phương thì có 4 người nguyên là Phó chủ tịch tỉnh, 2 người nguyên là Phó giám đốc sở.
Hiệp hội dệt may được đánh giá vân động chính sách tốt (ảnh: P.H) |
Lãnh đạo hiệp hội là quan chức nghỉ hưu, vốn có uy tín, sức ảnh hưởng lớn nên cái lợi được "ăn theo" là hiệp hội đó cũng dễ xin kinh phí từ chính quyền hơn, xin trụ sở, xin xe cộ, cơ chế dễ dàng hơn. Chưa kể, những vị này còn có kiến thức chuyên ngành nên có thể dễ dàng tư vấn cho doanh nghiệp.
Nhưng ngược lại, tác phong lãnh đạo của những nhân lực cấp cao này nếu không thay đổi thì vẫn sẽ là cách tư quy quản lý cũ, xa lạ với cộng đồng kinh doanh.
Đại diện cho nhóm nghiên cứu, ông Đậu Anh Tuấn, Phó trưởng Ban phụ trách, Ban Pháp chế, VCCI cũng băn khoăn: "Có những hiệp hội lại được chính quyền tài trợ mạnh cả về tài chính đến trụ sở. Nhưng khi đó, liệu các hiệp hội có còn tính độc lập, chuyên nghiệp hay không? Nếu lấy tiền từ ngân sách thì việc vận động chính sách có được khách quan hay không?"
Ông Trịnh Minh Anh, chuyên gia của Chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO (B-WTO) chia sẻ rằng, ở góc độ nào đó, điều này thể hiện DN vẫn còn có tư tưởng ỷ lại Nhà nước. Họ mời thứ trưởng làm chủ tịch thì sẽ dễ vận động chính sách hơn cho mình.
"Tính dân chủ, tính độc lập, tính đại diện của hiệp hội có kết hợp được với nhau không? Hiệp hội sinh ra là làm cầu nối, phản ánh vướng mắc của DN nhưng lại được trả lương từ ngân sách Nhà nước thì sẽ mâu thuẫn", TS Lê Đăng Doanh lên tiếng.
Hiệp hội chưa thể hiện được vai trò
Theo khảo sát, có tới 64% hiệp hội tổ chức các chiến dịch lobby chính sách từ 1-2 lần/năm. Một số ít những hiệp hội mạnh đã tổ chức các chiến dịch này tới trên 10 lần/năm như Hiệp hội ngân hàng, hiệp hội Bảo hiểm, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính... Trong đó, đối thoại trực tiếp với chính quyền được coi là kênh vận động hiệu quả nhất khi có tới 85% hiệp hội đã từng tổ chức. Đa phần nội dụng đều xoáy vào những vấn đề bức thiết nhất như thuế, đất đai, hải quan.
Tuy nhiên, 53% hiệp hội cho biết, hiệu quả vận động chính sách mang lại rất "phập phù", lúc có lúc không. Khoảng 10% hiệp hội đánh giá các hoạt động này rất ít hiệu quả hoặc không có hiệu quả. Chỉ có 38% hiệp hội cho rằng các nỗ lực trong việc phản biện, tham vấn xây dựng chính sách là có hiệu quả.
Nguyên nhân có thể do cách thức vận động chính sách còn kém, hay như tâm lý "ngại nói thẳng với chính quyền" của nhiều doanh nghiệp.
TS Lê Đăng Doanh chia sẻ: "Tôi đã dự nhiều sự kiện của hiệp hội, có những cuộc chỉ mang tính gặp mặt vui vẻ là nhiều, phần "hội" nhiều, nội dung chính thì không chú trọng. Chính thế, có DN tâm sự không có thời gian rảnh mà tham gia hiệp hội".
"Cũng có những cuộc, ngoài hành lang, DN trao đổi bức xúc lắm, cau có lắm nhưng vào họp thì lại thấy không khí êm êm. Không rõ, chất lượng phản ánh bức xúc DN đến đâu?", ông nói.
Ông Doanh lại kể tiếp: "Tôi được biết, chính quyền Ninh Bình trợ giúp cho Hiệp hội doanh nghiệp hào hiệp lắm. Họ có tới 3-4 suất biên chế trong khi Hiệp hội doanh nghiệp Thanh Hóa chỉ được suất thôi. Anh em Hiệp hội Thanh hóa tị nạnh lắm. Nhưng không biết, điều đó sẽ ảnh hưởng thế nào đến sự độc lập của các Hiệp hội?".
Phải chăng vì điều trên mà có nhiều DN sẵn sàng nộp phí hội viên cao để làm hiệp hội nước ngoài vì e rằng, hiệp hội trong nước không đủ năng lực để "lobby" chính sách như mong muốn, theo ông Đậu Anh Tuấn cho biết.
Sau khảo sát, VCCI khuyến nghị trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh gay gắt thì việc tham gia hiệp hội là rất cần thiết. Các hiệp hội cần phải tăng cường năng lực quản trị điều hành. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có cơ chế ưu tiên nguồn lực hỗ trợ cho các hiệp hội qua các chương trình đặt hàng, hợp đồng, gói hỗ trợ kỹ thuật.
Phạm Huyền