Năm qua là một năm khó khăn đối với kinh tế thế giới, có rất nhiều các hãng danh tiếng gặp khó khăn, trong đó một số ông lớn đã phải bán trụ sở đế giảm bớt gánh nặng nợ nần như Peugoet-Citroen, Sony, Nokia.

Sony bán cả trụ sở ở Nhật và Mỹ

Tháng 1 vừa qua hãng điện tử khổng lồ Sony đã công bố sẽ bán trụ sở ở Osaki, Tokyo và trụ sở của chi nhánh tại Mỹ ở đại lộ Madison, New York.

Trụ sở của Sony tại Tokyo là tòa nhà cao 25 tầng và hiện đang là nơi làm việc của 5000 nhân viên công ty.

Việc bán một trong những tòa nhà chính của tập đoàn này là một phần trong kế hoạch tái cấu trúc.

Trụ sở của chi nhánh tại Mỹ của Sony nằm trên đại lộ Madison, Manhattan, New York, cao 37 tầng được rao bán với giá 1,1 tỷ USD.

Sau khi thanh toán các khoản nợ liên quan đến chi phí hoạt động tòa nhà, Sony dự kiến có được 770 triệu USD từ thương vụ này. Sony sẽ thuê lại một phần tòa nhà để làm trụ sở cho mảng Sony Music Entertainment, Sony/ATV Music Publishing, Sony Pictures Entertainment… trong những năm tới.


Giám đốc Sony Mỹ Nicole Seligman cho biết: “Đối với những cơ hội, thách thức trong nền kinh tế và thị trường bất động sản hiện tại, việc rao bán tòa nhà ở số 550 Madison là bước đi chiến lược hợp lý và đúng lúc”

Sony hiện tại đang phải đối mặt với nhiều thách thức và buộc phải có kế hoạch cải tổ, tái cấu trúc.Trước đó, Sony đã phải bán công ty chuyên đầu tư mảng hóa học và gặp khó khăn trong việc xây dựng và phát triển Olympus sau khi đã mua về với giá 572 triệu USD.

Việc Sony phải rao bán bất động sản là hệ quả sau nhiều năm vật lộn với tình hình kinh doanh không khả quan ở nhóm sản phẩm chủ lực là hàng điện tử tiêu dùng, nhất là sản phẩm tivi. Cùng với tuyên bố rao bán nhiều bất động sản, Sony cũng cắt giảm 10.000 việc làm.

Nokia bán trụ sở chính ở Phần Lan

Trụ sở chính của Nokia trong suốt 15 năm qua có tổng diện tích lên tới 48 nghìn mét vuông được đặt ở Espoo, Phần Lan. Để giải quyết tình hình kinh doanh khó khăn trong thời gian qua hãng điện thoại đình đám một thời đã phải ra quyết định bán trụ sở chính của mình với giá 170 triệu euro.


Nằm ở vị thế đẹp và có kiến trúc độc đáo, trụ sở chính của Nokia từng là niềm tự hào của hãng. Mặc dù Nokia cho biết hãng bán đi trụ sở để tập trung hơn vào công nghệ và bất động sản không phải là chiến lược kinh doanh cốt lõi của mình, khi có cơ hội thì hãng sẽ giải phóng những tài sản như thế này. Nhưng ai cũng hiểu rằng nếu không có những khó khăn về tài chính thì có lẽ Nokia không dễ dàng bán đi trụ sở từng là niềm tự hào của mình một cách dễ dàng như vậy.

Sau khi bán trụ sở Nokia sẽ đàm phán để thuê lại từ đối tác để tiếp tục làm việc tại tòa nhà này.

Theo giới phân tích thì việc Nokia bán trụ sở tại Espoo là để giải quyết những khó khăn trên thị trường điện thoại. Trước đó Nokia cũng đã phải bán thượng hiệu Vertu cho một nhà đầu tư khác.

Peugoet-Citroen bán trụ sở ở trung tâm Paris

Bị ảnh hưởng nặng nề bởi nền kinh tế Châu Âu đang trên đà suy thoái, tập đoàn ô tô Pháp PSA Peugeout Citroen đã gặp rất nhiều khó khăn và phải đưa đến quyết định bán trụ sở chính ở trung tâm thủ đô Paris để giảm gánh nặng nợ nần.

Trụ sở của PSA Peugot Citroen được xây dựng từ năm 1964 tại trung tâm thành phố Paris, gần các đại lộ nổi tiếng Arc de Triomphe và Champs-Elysees.


Đầu năm 2012, Peugeout Citroen đã ký thỏa thuận bán trụ sở chính cua rminfh cho Ivanhoe Cambridge, công ty con của tập đoàn Caisse de dépôt et placement du Québec, với giá trị 245,5 triệu EUR (325 triệu USD).

Mặc dù vậy, PSA Peugeot Citroen đã ký hợp đồng thuê lại văn phòng của tòa nhà này trong thời hạn 9 năm nên 2000 nhân viên của công ty vẫn tiếp tục làm việc tại đây sau khi Peugeot bán trụ sở.

Thương vụ bán trụ sở này năm trong kế hoạch tái cấu trúc của PSA Peugeot-Citroën nhằm giảm nợ, cắt giảm chi phí và cải thiện doanh số.

Trong mùa thu năm ngoái, công ty này đã cắt giảm 6.000 việc làm, hồi đầu năm nay họ rút khỏi giải đua 24 giờ Le Mans, còn trong tháng 2/2012, PSA Peugeot-Citroën bán 7% cổ phần cho hãng xe Mỹ General Motors với giá khoảng 430 triệu USD.

Nhị Anh (tổng hợp)