Năm 2012 có thể còn đọng lại những dấu ấn khá lâu và đậm nét trong đầu giới doanh nhân với những vụ bắt bớ, rút tiền ngân hàng, với giá chứng khoán te tua, với nhà đất im lìm vật vã…
Cơn bão chưa tan hay gió xoáy vẫn đang chực chờ hình thành tiếp, có lẽ ít ai dám khẳng định chính xác lúc này. Hai cửa ải nợ xấu và bất động sản vẫn còn trước mặt, vẫn đang tiếp tục đợi khơi thông.
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình trong cuộc trả lời phỏng vấn cuối năm của TBKTSG kể: Từ khi chưa làm thống đốc, tôi đã nói với tốc độ tăng trưởng tín dụng như 5 năm qua, nợ xấu tiềm ẩn quá lớn, chỉ chờ thời điểm lộ ra mà thôi. Lúc gió thổi mạnh, cái áo tung ra, thế là rõ cục nợ xấu. Nợ xấu không thể giải quyết nhanh, nhưng nếu không bắt tay vào làm, nó trở thành nguy.
Xử lý nợ xấu cần nguồn lực tài chính, nói trắng ra là cần có tiền. Các ngân hàng phải là người chịu trách nhiệm đầu tiên. Họ buộc phải giảm lãi, trích lập dự phòng rủi ro tối đa. Năm nay lợi nhuận thấp có lẽ chưa ăn thua gì. Sang năm lợi nhuận có thể còn thấp hơn. So với donah nghiệp thì đa số ngân hàng mới chỉ giảm lãi, chứ chưa đến mức thua lỗ, thậm chí mất một hần hoặc âm vốn chủ sở hữu như ngành nghề khác.
Nhưng có tiền chưa đủ để tháo gỡ nợ xấu, mà điều kiện tiên quyết là sự thống nhất, quyết tâm chính trị về vấn đề này. Tiếng chuông cảnh báo nợ xấu rung liên hồi từ hơn năm nay, nhưng chúng ta mất không ít thời gian để đi đến thống nhất tỷ lệ nợ xấu, tranh luận về hướng giải quyết, thành lập công ty quản lý tài sản (VAMC).
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình trong cuộc trả lời phỏng vấn cuối năm của TBKTSG kể: Từ khi chưa làm thống đốc, tôi đã nói với tốc độ tăng trưởng tín dụng như 5 năm qua, nợ xấu tiềm ẩn quá lớn, chỉ chờ thời điểm lộ ra mà thôi. Lúc gió thổi mạnh, cái áo tung ra, thế là rõ cục nợ xấu. Nợ xấu không thể giải quyết nhanh, nhưng nếu không bắt tay vào làm, nó trở thành nguy.
Xử lý nợ xấu cần nguồn lực tài chính, nói trắng ra là cần có tiền. Các ngân hàng phải là người chịu trách nhiệm đầu tiên. Họ buộc phải giảm lãi, trích lập dự phòng rủi ro tối đa. Năm nay lợi nhuận thấp có lẽ chưa ăn thua gì. Sang năm lợi nhuận có thể còn thấp hơn. So với donah nghiệp thì đa số ngân hàng mới chỉ giảm lãi, chứ chưa đến mức thua lỗ, thậm chí mất một hần hoặc âm vốn chủ sở hữu như ngành nghề khác.
Nhưng có tiền chưa đủ để tháo gỡ nợ xấu, mà điều kiện tiên quyết là sự thống nhất, quyết tâm chính trị về vấn đề này. Tiếng chuông cảnh báo nợ xấu rung liên hồi từ hơn năm nay, nhưng chúng ta mất không ít thời gian để đi đến thống nhất tỷ lệ nợ xấu, tranh luận về hướng giải quyết, thành lập công ty quản lý tài sản (VAMC).
Trên thị trường bất động sản, nhà ở xã hội trở thành cụm từ phổ biến. Xuyên suốt câu chuyện nhà ở xã hội là tạo nguồn cung cho nhu cầu mua nhà giá thấp. Việc xây nhà xã hội sẽ kích thích tiêu thụ vật liệu xây dựng, tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập, từ đây hy vọng người ta quay lại mua hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn căn hộ và đất nền cao cấp đang tồn kho. Doanh nghiệp được khuyến khích chuyển dự án nhà thương mại giá cao thành nhà ở xã hội. Câu chuyện liệu có đơn giản thế?
Doanh nghiệp bất động sản có hăm hở làm nhà ở xã hội? Cuộc khảo sát bỏ túi của chúng tôi chỉ ra mục tiêu hàng đầu của các công ty địa ốc hiện nay là bán được những căn hộ, đất nền tồn kho. Dòng tiền đang cạn kiệt, đang không quay về với công ty bất động sản, lấy đâu tiền làm nhà ở xã hội. Mà ngay cả khi vay được tiền để làm, họ cũng phải trông giỏ bỏ thóc, tức là Nhà nước có bỏ tiền ra, dân có bỏ tiền ra, tín dụng tăng bao nhiêu…Đề cập đến chuyện tiền ra thống đốc NHNN thẳng thắn cho rằng cho vay bất động sản, lãi suất có giảm xuống 10%/năm cũng không cứu đươc. Vì 10% thì những người mua nhà cao cấp mới vay được, chứ còn người lao động họ không chấp nhận mức đó.
Có hai điều kiện để người lao động mua được nhà: giá nhà và lãi suất ngân hàng. Người lao động chỉ có thể mua nhà khi giá dưới 10 triệu đồng/mét vuông, còn công chức cùng lắm 13 – 15 triệu đồng/m2. Trước tiên xã hội phải có những sản phẩm như vậy chào người tiêu dùng. Liệu những căn hộ đó chiếm tỷ lệ bao nhiêu trên thị trường? Ở đâu cũng kêu giảm giá, nhưng nhìn qua nhìn lại giá căn hộ vẫn rất cao, thậm chí đến 30 triệu/m2, vì chúng là căn hộ cấp cao có giảm giá cũng khôgng thể về ngang giá nhà cấp thấp.
Thứ hai là lãi vay. Một cặp vợ chồng thu nhập khoảng 20 triệu đồng/tháng, giả sửa họ có thể trả lãi và gốc là 5 triệu đồng/tháng nếu mua nhà. Họ sẽ phải trả bao lâu với lãi suất thế nào để có được căn hộ xã hội.
Chúng tôi ước tính lãi suất để cho người lao động khoảng 3-5% còn công chức là 4 -7% mới mua nhà được. Thống đốc đã nối như vậy và đặt câu hỏi Ngân hàng lấy tiền đâu để cho vay với lãi suất thấp đó được, khi mà lãi suất huy động vẫn là 8%/năm.
Có thể tạo ra một cơ chế bù lãi suất cho người lao động vay mua nhà không? Câu trả lời từ phía ngân hàng chắc chắn là không. Ngân sách năm nào cũng bội chi, lấy tiền đâu mà hỗ trợ người lao động. Nhìn sang NHNN, trong phần tái cấp vốn hàng năm của cơ quan quản lỷ lý ngành ngân hàng, có một phần tái cấp vốn theo chính sách, theo mục tiêu tức tái cấp vốn theo lãi suất ưu đã để người có tiền đi vay. Phần cho vay này không nhiều, và nếu có được vay, ngân hàng cũng phải qua nhiều thủ tục.
Chốt lại, sẽ còn cần nhiều thời gian cho đến khi guồng máy VAMC chính thức quay và trái phiếu VAMC xuất hiện trên thị trường giấy tờ có giá. Băng bất động sản chỉ có thể tan khi giá giảm thêm, đến mức mà người dân sẵ n sàng bỏ tiền ra. Có thể khi đó dấu ấn lạm phát, của lãi suất, của khủng hoảng mới phai nhạt dần.
(Theo TBKTSG)