- Đã có thời các đại gia nổ tới trời, đặt mục tiêu cao ngất, lên kế hoạch hoành tráng nhưng rồi lại chuốc lấy bẽ bàng khi đạt lợi nhuận thấp, thua lỗ… phải điều chỉnh kế hoạch. Vì vậy, nhiều đại gia đã tự hạ mình để tránh mất mặt về sau.
Dân kinh doanh chưa màng buôn bán
Nhen nhóm lại niềm tin kinh doanh
Kinh doanh be bét, DN nhận án rời sàn
Chuyển đổi kinh doanh, vàng có loạn giá?
Mùa Giáng sinh tê tái của dân kinh doanh
Nhen nhóm lại niềm tin kinh doanh
Kinh doanh be bét, DN nhận án rời sàn
Chuyển đổi kinh doanh, vàng có loạn giá?
Mùa Giáng sinh tê tái của dân kinh doanh
Tự giảm lợi nhuận
Không chỉ các DN đang gặp khó khăn, nhiều đại gia hoạt động trong các lĩnh vực có sức đề kháng tốt đối với khủng hoảng cũng e dè với năm 2013, đặt kế hoạch kinh doanh rất thận trọng.
CTCP Cao su Phước Hòa (PHR) vừa trình Đại hội cổ đông (tiến hành vào 11/3) với kế hoạch kinh doanh khá bất ngờ với giới đầu tư. Theo đó, lợi nhuận sau thuế công ty giảm gần 37% so với thực hiện năm 2012 xuống còn 378 tỷ đồng.
Đây là một kế hoạch khá dè dặt, thận trọng vói những khó khăn giá giảm và năng suất giảm cho dù năm qua trồng và khai thác cao su được xem là lĩnh vực ít bị ảnh hưởng từ suy thoái.
Giải thích về động thái này, PHR cho biết, công ty đặt kế hoạch kinh doanh thấp là bởi căn cứ trên giá bán mủ cao su bình quân của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam phê duyệt với mức trung bình 55 triệu đồng/tấn, so với 64 triệu đồng/tấn trong năm 2012.
Công ty Cổ phần Cao su Thống Nhất (TNC) cũng đặt kế hoạch kinh doanh 2013 khá dè dặt với lợi nhuận trước thuế giảm 38,8% so với ước thực hiện năm 2012 xuống còn 23 tỷ đồng.
Một đại gia nông sản là Công ty cổ phần Dabaco Việt Nam (DBC) cũng vừa rụt rè đưa ra lợi nhuận trước thuế 2013 giảm 13% so với thực hiện trong năm 2012 xuống còn 266 tỷ đồng và chỉ cao hơn chút ít trong năm 2014 và 2015, tương ứng ở mức 314 và 359 tỷ đồng.
Cùng chung kịch bản, đại gia Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sacom (SAM)
cũng đang tính vượt lên áp lực của cổ đông với dự kiến lợi nhuận thấp, giảm 21%
so với thực hiện 2012.
Trong khi đó, một doanh nghiệp có tính ổn định cao là Dược phẩm Imexpharm (IMP) cũng đặt mục tiêu lợi nhuận đạt từ 100 - 105 tỷ đồng, thấp hơn khoảng 10% so với mức thực hiện trong năm 2012.
Thuyết minh cho các kế hoạch khá thấp so với thực tế thực hiện trong năm khủng hoảng 2012, đa số các DN đều cho rằng năm 2013 sẽ tiếp tục là một năm khó khăn. Việc đặt kế thận trọng để có tính khả thi.
Nhiều DN cùng cảnh ngộ đặt chỉ tiêu lợi nhuận khiêm tốn như: VC2 (giảm 40%); PXT (giảm 70%); DVP (giảm 10%); NGC (giảm 29%); KTS (giảm 27%); FDG (giảm hơn 50%); BED (giảm 9%).
Thậm chí không nghĩ tới lãi, chỉ tính tới phương án hòa vốn hoặc lỗ ít như trường hợp Viglacera Từ Sơn chỉ có kế hoạch lợi nhuận 0 đồng; Viglacera Tiên Sơn VIT còn dự kiến lỗ trong quý I…
Không dám hoành tráng
Cho tới thời điểm này chưa có nhiều kế hoạch kinh doanh 2013 được phê duyệt nhưng HĐQT các DN đã “tính toán” cho năm mới với vấn đề lợi nhuận dường như không đặt lên hàng đầu.
Bài học chạy đua với thành tích, với kế hoạch cao có lẽ đang được các lãnh đạo DN xem xét rất kỹ. Mặc dù vậy, cũng có những trường hợp ban lãnh đạo có thể đặt ra kế hoạch thấp để tránh áp lực từ cổ đông.
Trong trường hợp PHR, đại diện DN này cũng đã cho biết, với kế hoạch dự kiến của năm 2013, nếu giá bán mủ cao su thuận lợi, PHR sẽ thực hiện vượt kế hoạch lợi nhuận đề ra.
Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Dabaco cũng cho thấy, mục tiêu tăng trưởng tổng doanh thu giai đoạn 2013-2015 đạt tối thiểu 10%/năm nhưng lợi nhuận lại giảm tới 13% trong năm nay cho dù DN có tính đến tiết giảm nhiều loạt chi phí, trong đó có việc tinh giảm bộ máy hành chính.
Có thể thấy, một điểm chung trong đánh giá của các doanh nhân lèo lái các DN từ
lớn tới nhỏ là, 2013 vẫn là một năm khó khăn, khả năng sinh lời của doanh nghiệp
phụ thuộc vào nhiều yếu tố và sức đề kháng của các DN khá kém.
Thực tế cho thấy, những bản kế hoạch thấp được trình làng cho thấy các doanh nghiệp đang chọn hướng đi an toàn, đảm bảo cho sự phát triển chắc chắn cho DN cũng như đảm bảo cho sự chiếc ghễ của các lãnh đạo trước sức ép của cổ động.
Với PHR, TNC, DBC hay IMP… đều là các DN hoạt động trong các lĩnh vực được đánh giá là có lợi thế hàng đầu trong nền kinh tế và không chịu nhiều tác động từ khủng hoảng. Trong bối cảnh các doanh nghiệp trong lĩnh vực khác không hấp thụ được vốn thì chính các doanh nghiệp có lợi thế nói trên lại không tận dụng được cơ hội phát triển.
Vấn đề được đặt ra là, điều gì đã khiến các DN có EPS thuộc nhóm cao nhất trên TTCK vẫn phải đặt ra những kế hoạch khá khiêm tốn? Câu trả lời đầy đủ có lẽ không có nhưng có một điều đã được nhắc tới nhiều là môi trường kinh doanh kém cạnh tranh. Chi phí vốn của các doanh nghiệp Việt hiện đang cao gấp cả chục lần so với các công ty đa quốc gia. Chi phí đầu vào liên tục gia tăng trong khi năng suất của doanh nghiệp không được cải thiện nhiều.
Việc tái cấu trúc để nâng cao hiệu quả, tập trung vào thế mạnh của mình là cần thiết hơn bao giờ hết. Qua khủng hoảng, đa số các doanh nhân đều đã nhận ra vấn đề này. Họ đang tự cơ cấu lại để phát triển lâu dài. Mặc dù vậy, để vượt lên khỏi một môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh kém, dòng vốn chủ yếu chảy vào những nơi kém hiệu quả và mang tính “đánh quả”, không phải là điều dễ dàng. Đẩy mạnh tái cấu trúc từ trên xuống, từ cơ cấu nền kinh tế cho tới phân bổ, sử dụng nguồn vốn… là điều quan trọng.
Mạnh Hà
Không chỉ các DN đang gặp khó khăn, nhiều đại gia hoạt động trong các lĩnh vực có sức đề kháng tốt đối với khủng hoảng cũng e dè với năm 2013, đặt kế hoạch kinh doanh rất thận trọng.
CTCP Cao su Phước Hòa (PHR) vừa trình Đại hội cổ đông (tiến hành vào 11/3) với kế hoạch kinh doanh khá bất ngờ với giới đầu tư. Theo đó, lợi nhuận sau thuế công ty giảm gần 37% so với thực hiện năm 2012 xuống còn 378 tỷ đồng.
Đây là một kế hoạch khá dè dặt, thận trọng vói những khó khăn giá giảm và năng suất giảm cho dù năm qua trồng và khai thác cao su được xem là lĩnh vực ít bị ảnh hưởng từ suy thoái.
Giải thích về động thái này, PHR cho biết, công ty đặt kế hoạch kinh doanh thấp là bởi căn cứ trên giá bán mủ cao su bình quân của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam phê duyệt với mức trung bình 55 triệu đồng/tấn, so với 64 triệu đồng/tấn trong năm 2012.
Công ty Cổ phần Cao su Thống Nhất (TNC) cũng đặt kế hoạch kinh doanh 2013 khá dè dặt với lợi nhuận trước thuế giảm 38,8% so với ước thực hiện năm 2012 xuống còn 23 tỷ đồng.
Một đại gia nông sản là Công ty cổ phần Dabaco Việt Nam (DBC) cũng vừa rụt rè đưa ra lợi nhuận trước thuế 2013 giảm 13% so với thực hiện trong năm 2012 xuống còn 266 tỷ đồng và chỉ cao hơn chút ít trong năm 2014 và 2015, tương ứng ở mức 314 và 359 tỷ đồng.
Trong khi đó, một doanh nghiệp có tính ổn định cao là Dược phẩm Imexpharm (IMP) cũng đặt mục tiêu lợi nhuận đạt từ 100 - 105 tỷ đồng, thấp hơn khoảng 10% so với mức thực hiện trong năm 2012.
Thuyết minh cho các kế hoạch khá thấp so với thực tế thực hiện trong năm khủng hoảng 2012, đa số các DN đều cho rằng năm 2013 sẽ tiếp tục là một năm khó khăn. Việc đặt kế thận trọng để có tính khả thi.
Nhiều DN cùng cảnh ngộ đặt chỉ tiêu lợi nhuận khiêm tốn như: VC2 (giảm 40%); PXT (giảm 70%); DVP (giảm 10%); NGC (giảm 29%); KTS (giảm 27%); FDG (giảm hơn 50%); BED (giảm 9%).
Thậm chí không nghĩ tới lãi, chỉ tính tới phương án hòa vốn hoặc lỗ ít như trường hợp Viglacera Từ Sơn chỉ có kế hoạch lợi nhuận 0 đồng; Viglacera Tiên Sơn VIT còn dự kiến lỗ trong quý I…
Không dám hoành tráng
Cho tới thời điểm này chưa có nhiều kế hoạch kinh doanh 2013 được phê duyệt nhưng HĐQT các DN đã “tính toán” cho năm mới với vấn đề lợi nhuận dường như không đặt lên hàng đầu.
Bài học chạy đua với thành tích, với kế hoạch cao có lẽ đang được các lãnh đạo DN xem xét rất kỹ. Mặc dù vậy, cũng có những trường hợp ban lãnh đạo có thể đặt ra kế hoạch thấp để tránh áp lực từ cổ đông.
Trong trường hợp PHR, đại diện DN này cũng đã cho biết, với kế hoạch dự kiến của năm 2013, nếu giá bán mủ cao su thuận lợi, PHR sẽ thực hiện vượt kế hoạch lợi nhuận đề ra.
Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Dabaco cũng cho thấy, mục tiêu tăng trưởng tổng doanh thu giai đoạn 2013-2015 đạt tối thiểu 10%/năm nhưng lợi nhuận lại giảm tới 13% trong năm nay cho dù DN có tính đến tiết giảm nhiều loạt chi phí, trong đó có việc tinh giảm bộ máy hành chính.
Thực tế cho thấy, những bản kế hoạch thấp được trình làng cho thấy các doanh nghiệp đang chọn hướng đi an toàn, đảm bảo cho sự phát triển chắc chắn cho DN cũng như đảm bảo cho sự chiếc ghễ của các lãnh đạo trước sức ép của cổ động.
Với PHR, TNC, DBC hay IMP… đều là các DN hoạt động trong các lĩnh vực được đánh giá là có lợi thế hàng đầu trong nền kinh tế và không chịu nhiều tác động từ khủng hoảng. Trong bối cảnh các doanh nghiệp trong lĩnh vực khác không hấp thụ được vốn thì chính các doanh nghiệp có lợi thế nói trên lại không tận dụng được cơ hội phát triển.
Vấn đề được đặt ra là, điều gì đã khiến các DN có EPS thuộc nhóm cao nhất trên TTCK vẫn phải đặt ra những kế hoạch khá khiêm tốn? Câu trả lời đầy đủ có lẽ không có nhưng có một điều đã được nhắc tới nhiều là môi trường kinh doanh kém cạnh tranh. Chi phí vốn của các doanh nghiệp Việt hiện đang cao gấp cả chục lần so với các công ty đa quốc gia. Chi phí đầu vào liên tục gia tăng trong khi năng suất của doanh nghiệp không được cải thiện nhiều.
Việc tái cấu trúc để nâng cao hiệu quả, tập trung vào thế mạnh của mình là cần thiết hơn bao giờ hết. Qua khủng hoảng, đa số các doanh nhân đều đã nhận ra vấn đề này. Họ đang tự cơ cấu lại để phát triển lâu dài. Mặc dù vậy, để vượt lên khỏi một môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh kém, dòng vốn chủ yếu chảy vào những nơi kém hiệu quả và mang tính “đánh quả”, không phải là điều dễ dàng. Đẩy mạnh tái cấu trúc từ trên xuống, từ cơ cấu nền kinh tế cho tới phân bổ, sử dụng nguồn vốn… là điều quan trọng.
Mạnh Hà