Chưa có sổ đỏ, nhiều hộ gia đình mua lại nhà từ những chủ nhân khác luôn sống trong tâm trạng nơm nớp lo lắng vì chủ nhà ốm nặng hay vợ chồng họ chuẩn bị ly hôn.
Sợ BĐS trong nước, đổ tiền mua nhà nước ngoài
Cấm dùng tiền mặt mua nhà xe: Đừng làm khó dân
Cấm dùng tiền mặt mua nhà, ô tô
Giảm lãi suất cho vay mua nhà 8 – 10%
Cấm dùng tiền mặt mua nhà xe: Đừng làm khó dân
Cấm dùng tiền mặt mua nhà, ô tô
Giảm lãi suất cho vay mua nhà 8 – 10%
Phấp phỏng lo…chết!
Chị Mai, một cư dân sống tại khu tập thể 15 – 17 Ngọc Khánh cho biết, căn hộ anh chị đang ở hiện nay mua lại từ một cụ ông 75 tuổi. Căn nhà vốn là mua để cho vợ chồng con trai cụ từ nước ngoài về để ở, nhưng sau đó hai người định cư tại nước ngoài luôn nên cụ mới bán lại cho vợ chồng anh chị.
“Lúc mua lại thì khu chung cư đã xây dựng xong và hai vợ chồng tôi dọn về ở luôn. Những tưởng việc làm thủ tục đơn giản, nên cũng không lo lắng gì. Ai ngờ, dọn về ở 5 năm nay nhưng vẫn chưa có sổ đỏ”, chị Mai than thở.
Điều bi hài nhất là cụ ông – chủ nhà cũ hiện nay đang ốm nặng, chưa biết lúc nào sẽ ra đi, nên việc chưa cầm sổ đỏ trong tay càng khiến vợ chồng chị lo lắng hơn.
“Chưa làm được sổ đỏ mà lỡ ông cụ ra đi thì việc làm sổ đỏ sẽ khó khăn cho vợ chồng tôi hơn rất nhiều. Giờ ngày nào tôi cũng gọi điện để cầu mong cho cụ mau chóng khỏe”, chị Mai tâm sự.
Giống như chị Mai, chị Oanh, một cư dân khác sống tại chung cư 15 – 17 Ngọc Khánh cũng cho biết, vợ chồng chủ căn hộ của chị đang chuẩn bị ly hôn, vì vậy việc làm sổ đỏ sau này sẽ khó giải quyết hơn rất nhiều.
“Lúc mua nhà, tôi chỉ nghĩ đơn giản là căn hộ đã hoàn thiện, đã về ở, thì sổ đỏ sẽ nhanh chóng được cấp. Ai ngờ, 5 năm đến ở, giờ đi làm sổ đỏ vẫn không được”, chị Oanh lo lắng nói.
Còn bác Tuân, 79 tuổi, hiện đang sống tại chung cư Hòa Bình Green Apartment (376 đường Bưởi, Hà Nội) thì nơm nớp lo lắng vì không biết đến bao giờ có thể làm sổ đỏ, chuyển sở hữu sang cho cậu con trai.
Chị Mai, một cư dân sống tại khu tập thể 15 – 17 Ngọc Khánh cho biết, căn hộ anh chị đang ở hiện nay mua lại từ một cụ ông 75 tuổi. Căn nhà vốn là mua để cho vợ chồng con trai cụ từ nước ngoài về để ở, nhưng sau đó hai người định cư tại nước ngoài luôn nên cụ mới bán lại cho vợ chồng anh chị.
“Lúc mua lại thì khu chung cư đã xây dựng xong và hai vợ chồng tôi dọn về ở luôn. Những tưởng việc làm thủ tục đơn giản, nên cũng không lo lắng gì. Ai ngờ, dọn về ở 5 năm nay nhưng vẫn chưa có sổ đỏ”, chị Mai than thở.
Điều bi hài nhất là cụ ông – chủ nhà cũ hiện nay đang ốm nặng, chưa biết lúc nào sẽ ra đi, nên việc chưa cầm sổ đỏ trong tay càng khiến vợ chồng chị lo lắng hơn.
“Chưa làm được sổ đỏ mà lỡ ông cụ ra đi thì việc làm sổ đỏ sẽ khó khăn cho vợ chồng tôi hơn rất nhiều. Giờ ngày nào tôi cũng gọi điện để cầu mong cho cụ mau chóng khỏe”, chị Mai tâm sự.
Giống như chị Mai, chị Oanh, một cư dân khác sống tại chung cư 15 – 17 Ngọc Khánh cũng cho biết, vợ chồng chủ căn hộ của chị đang chuẩn bị ly hôn, vì vậy việc làm sổ đỏ sau này sẽ khó giải quyết hơn rất nhiều.
“Lúc mua nhà, tôi chỉ nghĩ đơn giản là căn hộ đã hoàn thiện, đã về ở, thì sổ đỏ sẽ nhanh chóng được cấp. Ai ngờ, 5 năm đến ở, giờ đi làm sổ đỏ vẫn không được”, chị Oanh lo lắng nói.
Còn bác Tuân, 79 tuổi, hiện đang sống tại chung cư Hòa Bình Green Apartment (376 đường Bưởi, Hà Nội) thì nơm nớp lo lắng vì không biết đến bao giờ có thể làm sổ đỏ, chuyển sở hữu sang cho cậu con trai.
Nhiều hộ dân nơm nớp lo vì nhà chưa sổ đỏ |
“Căn nhà là tài sản cả đời lao động của hai vợ chồng tôi, cũng là của hồi môn cho cậu con trai. Nhưng giờ vẫn chưa làm được sổ đỏ, tôi lại đứng tên ký hợp đồng mua bán, nên nay đã tuổi cao sức yếu, chưa biết đến bao giờ sẽ về gặp ông bà tổ tiên. Việc chưa chuyển tài sản này cho con trai khiến tôi rất lo lắng”, bác Tuân nói.
Muôn nẻo lo
Không có sổ đỏ còn kéo theo nhiều phiền toái khác cho chủ nhà như không thể thế chấp ngân hàng để vay vốn, khó khăn trong nhập hộ khẩu…
Anh Thắng, một cư dân sống tại khu đô thị The Manor (Mễ Trì, Hà Nội) đã gặp không ít rắc rối từ việc chưa được cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà.
Do không có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà nên việc thế chấp nhà vay tiền ngân hàng kinh doanh của anh gặp nhiều khó khăn, tốn kém. Muốn thế chấp bằng căn hộ chưa có sổ đỏ, anh phải xin xác nhận của chủ đầu tư và phải mất phí.
Còn những người có nhu cầu bán nhà, ngoài việc phải bán với giá thấp do nhà chưa có chứng nhận sở hữu, họ cũng gặp khó khăn do việc bán nhà phụ thuộc rất nhiều vào chủ đầu tư.
Gia đình chị Nguyễn Thị Tiên mua nhà tại khu liền kề HH4 Khu đô thị mới Việt Hưng (quận Long Biên, Hà Nội) đã chuyển về đây sinh sống được hơn 2 năm, nhưng cho đến nay vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thiếu sổ đỏ cho nên gia đình chị gặp nhiều vướng mắc trong việc nhập hộ khẩu, xin học cho con...
Chị Tiên cho biết, mặc dù phải bỏ tiền tỷ ra để mua căn nhà của mình, nhưng do vẫn chưa làm được hộ khẩu, nên khi đi xin học cho con chị vẫn phải “chạy tiền” thì mới vào được một trường công lập.
Việc sử dụng ngôi nhà làm tài sản thế chấp để vay vốn làm ăn cũng không được ngân hàng chấp nhận. Thậm chí, chị đã tính đến chuyện chuyển nhượng ngôi nhà, nhưng bị khách hàng ép giá, do chưa có sổ đỏ.
“Tôi đã nhiều lần hỏi chủ đầu tư xem vì sao chưa cấp sổ đỏ thì họ nói là đang hoàn thiện hồ sơ. Nhưng đi tìm hiểu thì tôi được biết do chủ đầu tư nợ tiền thuế sử dụng đất”, chị Tiên nói.
(Theo VTC News)