Đã có những dấu hiệu lạm phát đi xuống nhưng vẫn còn khả năngg giá cả tăng lên khiến lạm phát quay lại. Trong khi đó, kinh tế đình trệ tiếp tục là một nguy cơ được cảnh báo.


Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của cả nước giảm 0,19% trong tháng 3/2013 và tính chung trong quý I chỉ tăng 2,39% là dấu hiệu tích cực cho thấy, mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 6-6,5% mà Chính phủ đã đề ra cho năm nay đang trở thành hiện thực.

Thông thường, tốc độ tăng CPI của quý I bằng khoảng 40% tốc độ tăng CPI của cả năm. Năm ngoái, CPI tăng 2,55% trong quý I và 6,81% tính chung cho cả năm 2012. Như vậy, mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ, nước ta lại sẽ có một năm kiểm soát thành công lạm phát. 

Nhưng mặt khác, CPI giảm không phải lúc nào cũng là điều đáng mừng.

{keywords}
Nhìn vào sức mua của người dân thể hiện qua tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ trong tháng 3/2013 và tính chung trong cả Quý I đều tăng thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước, nhìn vào tốc độ tăng trưởng âm của dư nợ tín dụng cũng như tốc độ tăng thấp so với cùng kỳ của chỉ số sản xuất công nghiệp từ đầu năm tới nay, những quan ngại về tình trạng sản xuất kinh doanh đình đốn vẫn không phải là không có cơ sở.

Chủ một cơ sở sản xuất dây cáp điện ở Thanh Trì (Hà Nội) cho biết, do chi phí thuê mặt bằng sản xuất giảm mạnh, nên cơ sở này mới đây đã thuê được 50.000 m2 đất giá rẻ, dự định mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên kế hoạch này tạm phải gác lại bởi tính đi tính lại thấy không có hiệu quả. Thị trường bất động sản đóng băng nhu cầu về dây cáp điện dân dụng giảm mạnh do vậy mở rộng sản xuất khó tiêu thụ được hàng hóa. 

Nhiều DN nhỏ và vừa tại Hà Nội cũng cho biết, thời điểm hiện nay họ không mở rộng sản xuất kinh doanh. 

Ông Đoàn Trọng Lý, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi chế biến và xuất nhập khẩu (Aprocimex) cho biết lãi suất liên tục hạ, hiện các ngân hàng tung ra một loạt chương trình cho vay từ 10 - 12%/năm để lôi kéo khách hàng. Thống đốc Ngâng hàng Nhà nước, Nguyễn Văn Bình cho biết, thời gian tới sẽ hạ lãi suất cho vay xuống còn 9-10%. Tiền sẵn, nhung chỉ DN nào nhìn thấy cơ hội thực sự phải chớp ngay mới chấp nhận vay, còn lại đều mang tâm lý chờ đợi.

Theo Bộ Công Thương, chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2013 chỉ tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng trưởng thấp so với cùng kỳ của những năm gần đây (quý 1/2012 tăng 5,9% so với cùng kỳ 2011). Một dấu hiệu cho thấy những khó khăn của DN qua đó, tác động mạnh tới tăng trưởng kinh tế.

{keywords}

Nhiều ngành sản xuất vẫn đang gặp khó khăn, trong đó ngành công nghiệp chế biến gặp nhiều khó khăn nhất. Trong số 32 nhóm hàng công nghiệp chế biến thì có đến 15 nhóm hàng có chỉ số sản xuất giảm so với cùng kỳ năm trước. 

Đặc biệt, chỉ số sản xuất và phân phối điện cũng tăng thấp hơn so với mức tăng của cùng kỳ năm trước, từ 12,5% trong năm 2012, xuống còn 8,5% vào đầu năm 2013 đã cho thấy nhu cầu về tiêu thụ điện giảm mạnh chứng tỏ có sự góp phần của suy giảm sản xuất.

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tính đến 1/3 tăng khoảng 16,5% so với cùng thời điểm năm trước. Đây là mức tăng thấp hơn trước, nhưng có nguyên nhân quan trọng là các 

Nhiều địa phương là trung tâm công nghiệp đều có tăng trưởng thấp chẳng hạn như Hải Phòng, chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2013 chỉ tăng 1,75% so với cùng kỳ năm ngoái. Tp Hồ Chí Minh trong quý I/2013 chỉ tăng 3,6%, thấp hơn mức tăng chung cả cả nước. 

Theo đánh giá mới đây của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, vốn tín dụng vào khu vực sản xuất vẫn chưa có nhiều cải thiện so với cuối năm ngoái, phản ánh khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu khiến mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% của năm 2013 trở thành một thách thức.

Báo cáo tại Diễn đàn kinh tế mùa xuân, các chuyên gia cảnh báo, các số liệu kinh tế vĩ mô chủ yếu của Quý I/2013 chưa chứng tỏ xu thế “đảo chiều” của nền kinh tế khi bước vàonăm 2013. Thậm chí, một số chỉ tiêu chủ yếu liên quan đến khả năng phục hồi tăng trưởng còn ảm đạm hơn.

Chính vì thế, ông Trần Đình Thiên cho rằng, “những dự báo về khả năng “thoát đáy” của nền kinh tế có thể bắt đầu từ giữa năm 2013 đang trở nên xa vời hơn”.

Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) vừa công bố chỉ số kinh doanh (BCI) có mức tăng điểm rất nhẹ (từ 45 lên 48) trong quý I/2013. Đây cũng là mức điểm rất thấp so với mức điểm cao nhất (79 điểm) mà BCI đã khảo sát vào quý I/2011. Các thành viên EuroCham tham gia vào cuộc khảo sát tiếp tục lo ngại về tình hình kinh doanh hiện tại và triển vọng. 

Cuộc khảo sát cũng cho thấy, tỷ lệ DN muốn giữ nguyên hoặc cắt giảm nhân sự tăng từ 56% lên 68% và kiểm soát chi phí ở mức thấp nhất. Điều này có thể hiểu là các DN vẫn tiếp tục duy trì tình trạng hiện nay mà không có ý định mở rộng sản xuất kinh doanh.

Có thể còn quá sớm để bàn về khả năng xảy ra giảm phát hay thiểu phát trong vài tháng tới, và nguy cơ lạm phát cao trở lại cũng không cho phép có sự khinh suất trong công tác điều hành, nhưng với những mối quan ngại hiển hiện về tình trạng sản xuất kinh doanh đình trệ, vấn đề đáng quan tâm hàng đầu hiện nay vẫn là làm sao đẩy mạnh thực hiện các giải pháp để thúc đẩy sản xuất, cải thiện sức mua, khơi thông dòng tiền và tháo gỡ khó khăn cho hệ thống doanh nghiệp.

Các tin liên quan

Phá sản, thanh lý đồ văn phòng trả nợ

BĐS: Rút lui không được, phá sản không xong

Làm thì phá sản, không làm thì chết lâm sàng

Trần Thủy