Khó khăn lớn nhất là khống chế dịch lây lan bởi chim thì trên trời mà chống dịch lại chỉ có thể ở dưới đất.

Các tin liên quan

2 người tử vong vì cúm A/H1N1 và H5N1

Nguy cơ tái bùng phát dịch cúm H5N1

H7N9 biến đổi nhanh gấp 8 lần virus cúm thường

Trước thông tin hàng nghìn con chim yến tại Ninh Thuận chết vì lây nhiễm virus cúm gia cầm H5N1, cơ quan thú y vùng 6 cho biết đang ráo riết vào cuộc ngăn chặn dịch lây lan.

Ông Nguyễn Xuân Bình – Giám đốc Cơ quan thú y vùng 6 - cho biết: “Chúng tôi đã phối hợp với chi cục thú y Ninh Thuận lấy mẫu giám sát tất cả các sản phẩm từ chim yến và cả phân của chim yến để kiểm soát lượng virus. Khó khăn lớn nhất là khống chế dịch lây lan bởi chim thì trên trời mà chống dịch lại chỉ có thể ở dưới đất. Chúng tôi đã yêu cầu các địa phương tiến hành thống kê chim yến nuôi để dễ bề xử lý hơn”.

{keywords}
 

Ông Bình lưu ý thêm, chim yến có khả năng lây truyền qua nguồn nước ở các dòng kênh. Nếu nước ở các kênh bị nhiễm mầm bệnh thì nguy cơ bùng phát dịch là rất lớn. Hiện cơ quan thú y vùng 6 đã triển khai giám sát thường xuyên các phiên chợ, lò mổ có gia cầm đem vào.

“Nếu 10% lượng gia cầm bị phát hiện lây nhiễm bệnh trong quá trình giám sát thì khả năng bùng phát dịch là rất lớn” – ông Bình cho biết.

Hiện dịch cúm gia cầm H5N1 đã lây nhiễm sang hơn 4.000 con chim yến tại Ninh Thuận. Đây là cơ sở có đàn chim yến nuôi lớn nhất trong tổng số 54 cơ sở của các hộ có nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh. Kết quả xét nghiệm cho thấy trong mẫu chim chết tại đây có dương tính với virus H5N1, mẫu chim sống không nhiễm bệnh.

Hiện ngành thú y tỉnh cùng chính quyền địa phương tiến hành thông báo cho các gia đình nuôi chim về việc xuất hiện bệnh cúm gia cầm (H5N1), hướng dẫn cho các hộ nuôi chim yến làm vệ sinh nhà nuôi, tiêu độc khử trùng xung quanh khu vực nuôi. Người dân các cơ sở nuôi chim đã được khuyến cáo đến trạm y tế khám sức khỏe.

(Theo Lao Động)