Toàn bộ thực phẩm ở các chợ này đều là hàng ế được tập kết từ các chợ trong nội thành mang đến tiêu thụ.
Chợ Vồ ở Hà Đông


Vài năm trở lại đây, chợ Vồ (ngõ 10, phố Quang Trung, quận Hà Đông) được biết đến là chợ đầu mối thịt ôi thiu giá rẻ của Hà Nội, với các mặt hàng từ thịt lợn, thịt gà đến thịt bò, tôm, cá... Chợ chỉ họp từ 12 giờ đến 15 giờ trong ngày, thời điểm mà các chợ khác đều đóng cửa nghỉ trưa.

Một người bán thịt lợn cho hay, trước đây, thịt được bày bán ngay ở vỉa hè đường Nguyễn Trãi, bày la liệt trên những tấm xi măng hay bao tải dứa đen ngòm và cáu bẩn. Nhưng thời gian gần đây, khi bị công an dẹp mạnh, người bán chuyển vào chợ Vồ. Người bán hàng chỉ bày trên bao tải dứa một con gà hay dăm ba miếng thịt lợn đã ôi thiu...

Về nguồn gốc thịt lợn bán tại chợ này, một người kinh doanh cho hay, là thịt ế từ các chợ trong nội thành tuồn về.

{keywords}
   Thịt được bày bán tại cổng chợ Vồ. Ảnh: Dân Việt

{keywords}
Trong chợ nhộn nhịp cảnh mua bán. Ảnh: Đất Việt
{keywords} 
 Tại khu chợ này, thịt lợn, thịt gà được trải thẳng lên mặt đất, ngăn cách bằng tấm bạt dứa và có giá rẻ chỉ bằng một nửa so với thịt ngon. Ảnh: VnExpress 

 Mặc cho xung quanh ruồi nhặng bâu đầy, mùi hôi bốc lên nồng nặc nhưng việc mua bán vẫn diễn ra sôi nổi. Giá thực phẩm ở chợ Vồ rẻ bằng một nửa so với giá thông thường. Thịt lợn có 40.000 - 50.000 đồng/kg, rẻ hơn mức giá thông thường là 80.000 - 100.000/kg. Tương tự, thịt gà có giá 40.000 – 50.000 đồng/kg, thịt bò có giá 90.000 – 100.000 đồng/kg.


Hầu hết người đi chợ này đều mua với số lượng lớn, nhiều người còn mang cả bao tải to hay làn mây cỡ lớn để vận chuyển thịt.

Một chủ hộ kinh doanh tại chợ này cho biết, hầu hết khách hàng của anh mua hàng về phục vụ cho các quán cơm bình dân, bún chả, thậm chí là những hàng cơm văn phòng.

Ông Cấn Xuân Bình, Chi cục phó Chi cục Thú y quận Hà Đông cho hay đơn vị này vẫn thường xuyên kiểm tra xử lý đối với những người kinh doanh thịt lợn ở chợ tạm thuộc phường Quang Trung. Tuy nhiên, hôm trước xử lý, hôm sau việc mua bán lại tiếp diễn. Theo ông Bình, cần phải có lực lượng cắm chốt thường xuyên tại khu vực này, mới mong chấm dứt được cảnh mua bán thực phẩm không đảm bảo an toàn như lâu nay vẫn diễn ra.

Đại diện Công an phường Quang Trung cũng khẳng định sẽ dẹp bỏ hoạt động mua bán tại khu vực cổng chợ Vồ. Tuy nhiên, ông này cho hay, không dễ dàng để chấm dứt hẳn hoạt động kinh doanh trong ngày một ngày hai. Nguyên nhân là thời gian hoạt động của chợ này thường vào buổi trưa, lúc lực lượng chức năng đã nghỉ, và khi thấy sự xuất hiện của công an, họ lại đồng loạt ôm hàng bỏ chạy.

Chợ thịt ôi dưới chân cầu Thăng Long

Chợ này giáp ranh 2 xã Xuân Đỉnh và Đông Ngạc, huyện Từ Liêm cũng khá nổi tiếng và chủ yếu bán lẻ cho người tiêu dùng. Gọi là chợ nhưng ở những khu vực này không có quầy hàng, thịt được bày la liệt trên bao tải dứa, kẻ đứng, người ngồi nhốn nháo.

Sở dĩ gọi đây là kiểu bán thịt "dạo" bởi những người này thường chia thành nhiều nhóm nhỏ gồm từ 5 đến 7 người, ngồi rải rác xung quanh đoạn chân cầu Thăng Long chứ không có chỗ buôn bán cố định.
 {keywords}
Vô tư bày bán ngay sát mặt đường. Ảnh: Dân trí 

 {keywords}
Những tảng thịt đã đổi màu cùng ruồi bọ bu quanh. Ảnh: Dân trí 
 {keywords}
  Khách hàng thường chủ yếu là những người có thu nhập thấp như sinh viên và lao động chân tay. Ảnh: Dân trí

Các nhóm bán thịt "dạo" này thường xuất hiện đều đặn từ khoảng 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều hàng ngày, bất kể thời tiết có nắng hay mưa. Tuy nhiên hiếm có "thương nhân" nào chịu ngồi yên một chỗ, mà nay chỗ này, mai chỗ khác.

Được biết, tình trạng trên nhằm tránh lực lượng chức năng bất ngờ xuất hiện và xử lý. Thậm chí ngay trong quá trình buôn bán, các chủ hàng thịt này còn cắt cử ra riêng hẳn một người làm cảnh giới và hầu hết đều ở tư thế sẵn sàng tháo chạy nếu có "biến".

Theo người dân xung quanh khu vực này, những nhóm thịt "dạo" kiểu trên thường bán loại thịt kém chất lượng, để ôi thiu từ hôm trước hoặc thậm chí thịt lợn chết hoặc nhiễm bệnh cũng được đem ra bày bán. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng, các loại thịt này được lái buôn nhập lậu với số lượng lớn từ biên giới Trung Quốc về đổ đống tại Hà Nội, dân bán "dạo" cũng dựa vào đó mà kiếm lời.

So với chợ Vồ, giá cả ở đây cũng tương đương nhưng chất lượng lại kém hơn nhiều lần. Những miếng thịt lợn chảy nước, màu bạc phếch được dãi ra ngay dưới mặt đất, ruồi, nhặng bâu kín, nhưng người bán hàng chẳng buồn đuổi đi. Trong khi đó, cả người mua và người bán vẫn thản nhiên ngã giá. Có thể dễ dàng nhận thấy, phần đông người mua hàng đều là công nhân của các nhà máy thuộc Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, các chủ quán cơm bình dân và sinh viên quanh đó.

Đại diện công an xã Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội được biết tình trạng các nhóm bán thịt "dạo" này đã có từ lâu, song họ thường buôn bán vào tầm giữa trưa hoặc chiều muộn lúc lực lượng chức năng đã nghỉ, vì vậy việc xử phạt hết sức khó khăn. Tuy nhiên trong thời gian tới công an Xã sẽ phối hợp cùng lực lượng khu vực tổ chức nhiều đợt ra quân hơn nhằm dẹp các bỏ các hàng bán mất vệ sinh này.

Chợ cóc chuyên bán thịt ế ở Ba La, Hà Đông

Khu chợ cóc này được tập kết tại khu vực ngã ba Ba La, trên quốc lộ 6 và khu vực đường tàu thuộc phường Phú Lãm, quận Hà Đông.

Chợ họp rất đều đặn bất kể thời tiết nắng, nóng hay mưa phùn lạnh giá. Chỉ vỏn vẹn trong vòng hơn 2 tiếng đồng hồ từ khoảng 12 giờ trưa đến 2 giờ chiều hàng ngày, những miếng thịt ế đã được những người đi chợ tranh thủ bán nốt bằng mọi giá.

{keywords} 
  Chợ thịt ôi, thịt ế vẫn lén lút xuất hiện ở quận Hà Đông

{keywords} 
Cảnh mua bán diễn ra nhanh chóng 

Mặc cho bụi bẩn bay mù mịt của những chiếc ô tô lướt qua bỏ lại đằng sau, kẻ mua người bán thịt ế vẫn diễn ra sôi nổi và nhanh chóng vì để tránh lực lượng chức năng truy đuổi. Những miếng thịt chuyển màu thâm đen và có mùi khó chịu được bàn bán trên những tấm bao tải dứa cáu bẩn. Giá thịt ở đây cũng rất mềm, rẻ hơn thịt buổi sáng từ 20.000-30.000 đồng.

Đại diện Chi cục Thú y quận Hà Đông cho biết, nhiều lần Chi cục đã kết h ợp với công an các phường ra quân truy quét nhưng gặp rất nhiều khó khăn vì các đối tượng thường xuyên di chuyển và mỗi khi nhìn thấy lực lượng chức năng là các đối tượng lại "cuốn gói" chạy rất nhanh.

Chợ đồ ôi buổi trưa ven đường Tân Xuân, Từ Liêm


Kéo dài chừng 200m, chợ cóc ven đường Tân Xuân có đủ loại thực phẩm hàng ngày, từ rau củ, hoa quả tới các loại cá, thịt. Tất cả được bày bán ngay trên mặt đất, trên một mảnh bao tải nhỏ do người bán hàng trải ra.

Chợ cóc này mọc lên từ bao giờ, chẳng ai nhớ, chỉ biết rằng đã có từ rất lâu. Hàng hoá bán tại đây chủ yếu là thực phẩm còn lại của phiên chợ sáng từ các chợ lân cận đổ về. Thường thì chợ họp từ 11h đến khoảng 13h rồi tan, đều đặn hàng ngày.

{keywords} 
Chợ họp thành cả dãy dài bên đường Tân Xuân. Thịt lợn được bày bán la liệt trên nền đất và hút khách. Ngay cả những người đi xe đẹp, đắt tiền cũng ghé vào mua. 
 {keywords}
Một hàng bán rau ế trong chợ 
 {keywords}
Đông khách mua hàng tại chợ, lòng đường bị chiếm dụng nghiêm trọng. 

Các “chiếu thịt” được bày bán la liệt, chiếm ưu thế của chợ với giá khá hấp dẫn: 50.000-60.000 đồng/kg, trong khi buổi sáng có giá 80.000-90.000 đồng/kg). Có một hàng cá duy nhất, giá cá trôi 35.000 đồng/kg (buổi sáng 40.000-45.000 đồng/ kg); cá chép loại to 45.000 đồng/kg (buổi sáng 70.000 đồng/kg). Các loại rau củ, rau thơm giá thấp hơn một nửa so với chợ sáng. Xoài chín 15.000 đồng/kg; bơ xanh 35.000 đồng/kg.

Người đến mua hàng ở đây không giới hạn thành phần, từ sinh viên, người lao động nghèo, đến cả những người đi xe đẹp, khá giả đều sà xuống mua hàng.

(Theo KT)