Với "đồ tể lợn" dịch lợn tai xanh là cơ hội hiếm có để họ có thể kiếm lời.

"Ai nắm tay được cả ngày đâu”

Theo tiết lộ của anh Tuyến, một “đồ tể” chuyên giết mổ lợn tại huyện Thuận Thành (Bắc Ninh), hiện nay dù đã khoanh vùng cả huyện thuận thành là vùng dịch cần được kiểm soát chặt chẽ nhưng chỉ có tại nơi phát sinh dịch là thôn Cả Đông Côi là có chốt kiểm dịch ở con đường chính ngoài đầu thô, ccác thôn khác trong huyện, trong thị trấn tình hình giết mổ, buôn bán thịt lợn vẫn diễn ra bình thường.

Giá thịt lợn cũng không hề giảm. Trong khi đó, nếu chịu khó “mạo hiểm” đi đêm vào thôn Cả thu mua lợn thì giá thu mua rẻ hơn nhiều so với các thôn khác. Nhất là mấy hôm đầu có dịch. Nhiều nhà bán tống bán tháo.

Cũng theo người này, những ngày đầu dịch mới bùng phát, để tránh tình trạng bị thú y về giết lợn đem đi tiêu hủy với số tiền đền bù không đáng là bao, nhiều gia đình đã “bán tống bán tháo” số lợn còn lại trong chuồng nhà để “vớt vát” .

{keywords}
Ảnh minh họa

“Lợn lúc này được bán “tít vo” chứ không bán theo cân. Những con lợn to trên nửa tạ thì được “đồ tể” thu mua với giá 300-500 nghìn đồng/con. Cũng có trường hợp 1 triệu/ con, đó là với những con chúng tôi cảm quan thấy thịt ngon, vẫn còn linh lợi”, anh Tuyến tiết lộ.

Khi PV hỏi: “Thế không sợ gặp phải cán bộ thú y à?” thì anh Tuyến cười trả lời: “Có ai nắm tay được cả ngày đâu. Có canh chốt 24/24 thì vẫn có sơ hở. Và lại đường vào làng Cả có rất nhiều ngả phụ. Chốt kiểm dịch chỉ ở đường chính. Ta cứ thênh thang mà vào. Giết mổ xong thì đựng tất cả vào trong bao tải kín, khi vào đi đường nào thì khi ra lại cứ theo đường đó mà “tẩu”, ra khỏi địa bàn thị trấn Hồ là vô tư mà đi, vì có ai kiểm tra hay kiểm dịch gì nữa đâu. Thế là “ngon” thu một là lãi 5-6”.

Theo anh Tuyến, những ngày mới có dịch tai xanh thì còn lo đụng độ cán bộ thú ý khi vào làng Cả Đông Côi (ổ dịch- PV) chứ giờ cơ quan chức năng cũng “lơ là” hơn.

“Mà chị thấy đấy. Nếu không nghe báo chí và các phương tiện truyền thông thông báo về dịch tai xanh ở đây (Thuận Thành, Bắc Ninh- PV) có lẽ khách lai vãng đến không biết quê tôi đang có dịch. Vì các chợ ngay trên địa bàn thị trấn vẫn bán la liệt thịt lợn.Người dân thì vẫn điềm nhiên mua thịt lợn về ăn, chả cần biết lợn đó có khỏe mạnh hay không. Có lẽ chỉ có ai có dịp đi qua lối chính dẫn vào thôn Cả Đông Côi, nhìn thấy chốt kiểm dịch thì may ra mới nghĩ rằng ở đây đang có dịch…”.

Không bán hết thì làm chả ruốc bán dần

Anh Tuyến cho hay: Hàng trăm con lợn từ vùng dịch được người dân bán tống bán tháo với giá rẻ hơn rất nhiều. 2-3 giờ sáng, khi còn chưa rõ mặt người thì một số lái buôn đã âm thầm theo những con đường phụ (nơi không có chốt kiểm dịch-PV) để vào vùng dịch thu mua lợn. Sau khi gom xong hàng, cánh lái lợn chở đi bán khắp nơi. Địa phương tiêu thụ nhiều nhất vẫn là Bắc Giang, Hải Dương và Hà Nội. Cũng có khi được bán ngay trên địa bàn huyện.

“Hầu hết lợn sau khi thu mua được thương lái chúng tôi đem ra Hà Nội tiêu thụ, bởi ở Hà Nội thịt lợn bán được giá hơn ở quê. Tiêu thụ cũng nhanh hơn rất nhiều. Các loại nội tạng thì giao bán cho một số cửa hàng chuyên lòng lợn tiết canh, hôm nào nhiều thì đem ra chợ, bao nhiêu cũng “thiếu”...”.

Hiện nay giá thịt lợn trên thị trường Hà Nội giao động từ 80.000- 100.000/kg, nhẩm tính nếu thương lái mua lợn ở vùng dịch với giá 500000 đồng/ con lợn khoảng 70 kg sẽ đem ra thị

Theo tiết lộ của tay “đồ tể” này, thịt lợn ở vùng dịch không chỉ để bán ngay tại thời điểm hiện tại mà còn được chế biến để bán dần.

{keywords}

“Chắc chắn sau khi hết dịch, giá thịt lợn và các loại sản phẩm chế biến từ thịt lợn sẽ tăng. Chúng tôi cứ thu mua về, có bao nhiêu thu mua bằng hết, một phần để bán thịt, một phần lớn sẽ quay giò, chả, hay làm ruốc để bán dần. Nói chung là chả sợ ế”.

Mấy ngày “nằm vùng” trên địa bàn thị trấn Hồ để tìm hiểu thông tin, điều khiến PV Chất lượng Việt Nam không khỏi ngạc nhiên là tuy Bắc Ninh là vùng giáp ranh với Hà Nội, được coi là cửa ngõ thủ đô. Và ở đây đang có dịch tai xanh, nhưng trên các tuyến đường chính từ Bắc Ninh vào Hà Nội.

Nhất là tuyến đường 18, con đường ngắn nhất để đi từ huyện Thuận Thành ra Hà Nội không hề có một chốt kiểm dịch nào. Đây cũng là lí do để thịt lợn không an toàn mặc sức đi từ vùng dịch vào Thủ đô.

(Theo VietQ)