Giá cổ phiếu của các công ty bảo hiểm Mỹ lao dốc thảm hại trong phiên giao dịch 15/3 sau khi các nhà phân tích đưa ra ước đoán động đất tại Nhật có thể khiến ngành bảo hiểm mất khoảng 35 tỷ USD. Đây sẽ là một trong những thảm họa thiệt hại lớn nhất mọi thời đại.
Các nhà đầu tư trên khắp thế giới hôm qua đã ồ ạt bán tháo cổ phiếu bảo hiểm do lo ngại thiệt hại mà các doanh nghiệp này phải hứng chịu không biết sẽ là bao nhiêu.
Trên thực tế, phải mất vài tuần để có thể tính toán được mức thiệt hại chính xác mà các công ty bảo hiểm phải chi trả. Hơn thế nữa, những dư chấn và những vụ nổ mới vẫn tiềm ẩn và có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Tới thời điểm hiện tại, mới chỉ có một nhóm các chuyên gia đưa ra ước đoán, thiệt hại sẽ lên tới 35 tỷ USD. Con số này chỉ tính riêng cho động đất và những vụ cháy vừa qua.
Thiệt hại từ sóng thần sẽ khiến góp phần làm cho con số nói trên to ra.
Cụ thể, theo đánh giá của AIR Worldwide, vụ động đất tại khu vực phía Đông Bắc Nhật Bản hôm Thứ Sáu vừa qua có thể gây tổn thất khoảng từ 14,5-34,6 tỷ USD.
Nếu là 34,6 tỷ USD thì đây sẽ là thảm họa thiên nhiên gây tổn thất lớn thứ hai trong lịch sử hoạt động của ngành bảo hiểm trong 40 năm qua. Nó chỉ thấp hơn thiệt hại của cơn bão Katrina hồi năm 2005.
Tuy nhiên, theo Swiss Re, cần thêm nhiều thời gian để đưa ra con số cụ thể.
Hơn nữa, còn một yếu tố tiềm ẩn là các lò phản ứng hạt nhân của nhà máy Fukishima sẽ diễn biến như thế nào. Hiện tại, một số lò đã được dập tắt nhưng nguy cơ nổ và cháy vẫn còn đe dọa các lò khác.
Về bảo hiểm tài sản, thì các công ty bảo hiểm vẫn cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho cả các vụ nổ hạt nhân. Tuy nhiên, một người trong cuộc cho biết, các nhà máy điện hạt nhân được các công ty trong nước bảo hiểm và những công ty này không thực hiện đền bù đối với thiệt hại do động đất và sóng thần gây ra. Và hiện cũng chưa rõ các công ty bảo hiểm nhân thọ có thực hiện dịch vụ này hay không.
Điều này có nghĩa là Công ty điện lực Tokyo (vận hành nhà máy điện hạt nhân Fukishima) có thể không lấy lại được những gì đã mất trong thảm họa thiên nhiên vừa qua.
Chaucer Holdings Plc, một trong những doanh nghiệp bảo hiểm rủi ro hạt nhân lớn nhất thế giới cũng cho biết, họ không bị thiệt hại nhiều sau vụ này bởi Hiệp ước Hạt nhân của Nhật năm 1961 không ràng buộc trách nhiệm trong trường hợp nhà máy điện nguyên tử thiệt hại do thảm họa tự nhiên.
Các nhà phân tích tại Credit Suisse ước đoán “thiệt hại kinh tế” của thảm họa này có thể lên tới hơn 110 tỷ bảng Anh, tương đương 3% GDP và sẽ khiến Nhật rơi trở lại vào suy thoái sâu.
Sau vụ nổ, các cảng, nhà máy điện, nhà máy lọc dầu trên khắp nước Nhật và các doanh nghiệp lớn như Honda, Toyota và Sony đều đã phải đóng cửa các nhà máy của mình.
Thị trường chứng khoán Mỹ cũng bị ảnh hưởng
Nhà cửa đổ nát sau động đất, song thần
Điện cung cấp hạn chế tại Tokyo
Hà Linh (Theo Dailymail)
Thiệt hại của vụ động đất tại Nhật Bản 11/3 vừa qua có thể lên tới 35 tỷ USD
Các nhà đầu tư trên khắp thế giới hôm qua đã ồ ạt bán tháo cổ phiếu bảo hiểm do lo ngại thiệt hại mà các doanh nghiệp này phải hứng chịu không biết sẽ là bao nhiêu.
Trên thực tế, phải mất vài tuần để có thể tính toán được mức thiệt hại chính xác mà các công ty bảo hiểm phải chi trả. Hơn thế nữa, những dư chấn và những vụ nổ mới vẫn tiềm ẩn và có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Tới thời điểm hiện tại, mới chỉ có một nhóm các chuyên gia đưa ra ước đoán, thiệt hại sẽ lên tới 35 tỷ USD. Con số này chỉ tính riêng cho động đất và những vụ cháy vừa qua.
Thiệt hại từ sóng thần sẽ khiến góp phần làm cho con số nói trên to ra.
Cụ thể, theo đánh giá của AIR Worldwide, vụ động đất tại khu vực phía Đông Bắc Nhật Bản hôm Thứ Sáu vừa qua có thể gây tổn thất khoảng từ 14,5-34,6 tỷ USD.
Nếu là 34,6 tỷ USD thì đây sẽ là thảm họa thiên nhiên gây tổn thất lớn thứ hai trong lịch sử hoạt động của ngành bảo hiểm trong 40 năm qua. Nó chỉ thấp hơn thiệt hại của cơn bão Katrina hồi năm 2005.
Tuy nhiên, theo Swiss Re, cần thêm nhiều thời gian để đưa ra con số cụ thể.
Hơn nữa, còn một yếu tố tiềm ẩn là các lò phản ứng hạt nhân của nhà máy Fukishima sẽ diễn biến như thế nào. Hiện tại, một số lò đã được dập tắt nhưng nguy cơ nổ và cháy vẫn còn đe dọa các lò khác.
Về bảo hiểm tài sản, thì các công ty bảo hiểm vẫn cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho cả các vụ nổ hạt nhân. Tuy nhiên, một người trong cuộc cho biết, các nhà máy điện hạt nhân được các công ty trong nước bảo hiểm và những công ty này không thực hiện đền bù đối với thiệt hại do động đất và sóng thần gây ra. Và hiện cũng chưa rõ các công ty bảo hiểm nhân thọ có thực hiện dịch vụ này hay không.
Điều này có nghĩa là Công ty điện lực Tokyo (vận hành nhà máy điện hạt nhân Fukishima) có thể không lấy lại được những gì đã mất trong thảm họa thiên nhiên vừa qua.
Chaucer Holdings Plc, một trong những doanh nghiệp bảo hiểm rủi ro hạt nhân lớn nhất thế giới cũng cho biết, họ không bị thiệt hại nhiều sau vụ này bởi Hiệp ước Hạt nhân của Nhật năm 1961 không ràng buộc trách nhiệm trong trường hợp nhà máy điện nguyên tử thiệt hại do thảm họa tự nhiên.
Các nhà phân tích tại Credit Suisse ước đoán “thiệt hại kinh tế” của thảm họa này có thể lên tới hơn 110 tỷ bảng Anh, tương đương 3% GDP và sẽ khiến Nhật rơi trở lại vào suy thoái sâu.
Sau vụ nổ, các cảng, nhà máy điện, nhà máy lọc dầu trên khắp nước Nhật và các doanh nghiệp lớn như Honda, Toyota và Sony đều đã phải đóng cửa các nhà máy của mình.
Thị trường chứng khoán Mỹ cũng bị ảnh hưởng
Nhà cửa đổ nát sau động đất, song thần
Điện cung cấp hạn chế tại Tokyo
Hà Linh (Theo Dailymail)