Sau hàng loạt sự cố liên tiếp xảy ra tại nhà máy hạt nhân Fukushima số 1
của Nhật Bản, Việt Nam vẫn sẽ tiến hành xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh
Thuận như dự kiến.
Đây là thông tin được Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn khẳng định tại buổi họp báo công bố chương trình Kỳ họp thứ 9 vào chiều 17/3.
Ông Đàn cho biết, sự cố tại nhà máy hạt nhân của Nhật Bản chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ việc quy hoạch tổng thể về điện hạt nhân thế giới và là bài học kinh nghiệm cho nhiều nước trong đó có Việt Nam.
Chủ trương xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận đã được Quốc hội thông qua do vậy sẽ không đem ra bàn lại và chắc chắn sẽ chưa có thay đổi gì. Mọi công tác chuẩn bị vẫn sẽ được xúc tiến.
Trước đó vào ngày 16/3, trong buổi họp báo do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ
trì, ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Cục trưởng cục Năng lượng nguyên tử cho rằng, sự cố
hạt nhân ở Nhật Bản nêu lên bài học mới cho Việt Nam, đó là vấn đề chọn địa điểm
xây dựng, cần phải xem xét lại. Bên cạnh đó, các thiết bị ngoại vi như thiết bị
dẫn điện cũng cần được tính toán kỹ hơn.
TS. Ngô Đặng Nhân, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và nhật nhân (Bộ KHCN) cũng nhấn mạnh để đảm bảo an toàn trong quá trình xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân tở Việt Nam, công tác chọn địa điểm xây dựng nhà máy là tối quan trọng. Khu vực này sẽ phải thỏa mãn được 3 tiêu chí là tự nhiên, con người và ảnh hưởng của nhà máy đối với cộng đồng dân cư.
Địa điểm dự kiến xây nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam được đặt tại xã Phước Dinh (Thuận Nam, Ninh Thuận”. Đây là khu vực được xác định nằm trong vùng động đất cấp 5-6. Do vậy nhà máy sẽ phải được thiết kế có mức độ chống chịu động đất thấp nhất là cấp 6 hoặc cấp 7.
Dự kiến công trình nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận sẽ khởi công trong năm 2014 và có thể hòa lưới điện quốc gia vào năm 2020. Nga được chọn làm đối tác xây dựng nhà máy.
Nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam sẽ lựa chọn lò phản ứng thế hệ thứ 3, có đặc tính an toàn thụ động thay vì nguyên lý an toàn chủ động như nhà máy Fukushima đang sử dụng. Khi xảy ra sự cố, nhà máy sẽ tự động xử lý hiện tưởng giải nhiệt bằng các cơ chế tự nhiên trong vòng 72 giờ mà không cần tác động của con người.
Đức Tâm (tổng hợp)
Đây là thông tin được Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn khẳng định tại buổi họp báo công bố chương trình Kỳ họp thứ 9 vào chiều 17/3.
Ông Đàn cho biết, sự cố tại nhà máy hạt nhân của Nhật Bản chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ việc quy hoạch tổng thể về điện hạt nhân thế giới và là bài học kinh nghiệm cho nhiều nước trong đó có Việt Nam.
Chủ trương xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận đã được Quốc hội thông qua do vậy sẽ không đem ra bàn lại và chắc chắn sẽ chưa có thay đổi gì. Mọi công tác chuẩn bị vẫn sẽ được xúc tiến.
Phối cảnh nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận |
TS. Ngô Đặng Nhân, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và nhật nhân (Bộ KHCN) cũng nhấn mạnh để đảm bảo an toàn trong quá trình xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân tở Việt Nam, công tác chọn địa điểm xây dựng nhà máy là tối quan trọng. Khu vực này sẽ phải thỏa mãn được 3 tiêu chí là tự nhiên, con người và ảnh hưởng của nhà máy đối với cộng đồng dân cư.
Địa điểm dự kiến xây nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam được đặt tại xã Phước Dinh (Thuận Nam, Ninh Thuận”. Đây là khu vực được xác định nằm trong vùng động đất cấp 5-6. Do vậy nhà máy sẽ phải được thiết kế có mức độ chống chịu động đất thấp nhất là cấp 6 hoặc cấp 7.
Dự kiến công trình nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận sẽ khởi công trong năm 2014 và có thể hòa lưới điện quốc gia vào năm 2020. Nga được chọn làm đối tác xây dựng nhà máy.
Nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam sẽ lựa chọn lò phản ứng thế hệ thứ 3, có đặc tính an toàn thụ động thay vì nguyên lý an toàn chủ động như nhà máy Fukushima đang sử dụng. Khi xảy ra sự cố, nhà máy sẽ tự động xử lý hiện tưởng giải nhiệt bằng các cơ chế tự nhiên trong vòng 72 giờ mà không cần tác động của con người.
Đức Tâm (tổng hợp)