- Theo số liệu Ngân hàng Nhà nước công bố cuối ngày 27/9, tính đến 25/9 cơ quan này đã tổ chức 61 phiên đấu thầu, bán ra 59,87 tấn vàng. Thu nhập từ bán vàng sau khi trừ chi phí liên quan đạt 6.834 tỷ đồng.

Cơ quan này cho biết đã hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản thu, chi từ hoạt động mua bán vàng theo đúng quy định của pháp luật và chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước. "Thời gian qua, Bộ Tài chính cũng đã theo dõi sát hoạt động mua, bán vàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam", thông báo của Ngân hàng Nhà nước nêu rõ.

Ngân hàng Nhà nước bắt đầu đấu thầu bán vàng từ 28/3, đến ngày 27/9 đã tổ chức được 62 phiên với tổng cộng gần 61,9 tấn bán ra. Trong số này, khoảng 30 tấn được các ngân hàng mua để trả cho dân, tất toán hợp đồng huy động trước đây. Phần còn lại phục vụ nhu cầu thị trường.

{keywords}

Chênh lệch giữa giá vàng trong nước so với thế giới giảm dần, từ mức cao 6-7 triệu đồng một lượng trước thời hạn tất toán (đầu tháng 7) hiện dao động quanh 2-3 triệu đồng.

Mới đây, có một số ý kiến về hiệu quả đấu thầu cũng như chính sách quản lý, điều hành thị trường vàng. Phản hồi các ý kiến, NHNN khẳng định quản lý, điều hành thị trường vàng phù hợp với khuôn khổ pháp lý mới cũng như chủ trương, chính sách đã được phê duyệt, đồng thời đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân.

Theo Phó thống đốc Nguyễn Đồng Tiến, "Toàn bộ rủi ro liên quan đến huy động cho vay vốn bằng vàng đã được loại trừ khỏi tổ chức tín dụng, chỉ những tổ chức tín dụng kinh doanh kinh doanh quyết liệt trên thị trường vàng mới thấu hiểu vấn đề này, thấm được tác động từ những giải pháp của Chính phủ".

Theo ông Tiến, tình trạng vàng hóa trong hệ thống tổ chức tín dụng đã giảm mạnh, chấm dứt hoàn toàn nghiệp vụ vay mượn đầy rủi ro. Hoạt động đấu thầu vàng giúp thu hẹp chênh lệch cung cầu, qua đó bình ổn thị trường và tránh những cơn sốt giá. Ông cho biết trước đây cho vay nợ, cho vay vàng, đến nay đã chấm dứt toàn bộ tình trạng, thị trường vàng cũng đã ổn định hơn nhờ đấu thầu mua bán vàng, ngân hàng nhà nước đã tạo nguồn cũng để thu hẹp về cung cầu, không còn những cơn sốt về vàng.

Tronng khi đó, Vụ trưởng Vụ ngoại hối Nguyễn Quang Huy cũng nhấn mạnh, sau hơn 1 năm thực hiện khuôn khổ pháp lý mới về quản lý thị trường vàng nói chung và Nghị định 24 nói riêng, phải khẳng định: quyền sở hữu, tích trữ, mua, bán vàng miếng hợp pháp của người dân được bảo đảm; thị trường vàng đã được sắp xếp lại một cách cơ bản; trật tự, kỷ cương trên thị trường đã được xác lập, tạo tiền đề phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của người dân;

Đã ngăn chặn được ảnh hưởng của biến động giá vàng đến tỷ giá, lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô; vai trò quản lý nhà nước đối với thị trường vàng đã được nâng cao; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng “vàng hóa” trong nền kinh tế tiến tới từng bước huy động được nguồn lực vàng trong dân phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Đến nay, thị trường vàng đã ổn định hơn, sự mất cân đối về cung cầu vàng trong nước đã được thu hẹp, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới đã được thu hẹp, từ mức cao nhất 6-7 triệu đồng/lượng, đến nay chỉ dao động quanh mức 2-3,5 triệu đồng/lượng.

PV