Đại gia Sài Gòn “ăn chơi” rất có cá tính và đẳng cấp. Để thỏa mãn những thú chơi “không giống ai”, các đại gia Sài Gòn sẵn sang chi ra những số tiền lên tới hàng tỉ đồng.
Say mê chơi đồ ngự dụng
Lê K., đại gia ngành gỗ ngụ quận Phú Nhuận, đã bỏ ra 300 triệu đồng để mua một chiếc chén bạch ngọc mà theo ông là , có một không hai trên thế gian.
Ông K. tin rằng chén bạch ngọc này có điều huyền diệu là mọi độc chất khi được rót vào đều tan biến. Đây chính là lý do mà bậc mẫu nghi thiên hạ ngày trước dùng chén ngọc để tránh bị đầu độc (?).
Ông K chính là một trong nhiều đại gia Sài thành ưa chuộng chơi đồ ngự dụng cổ. Có thể hiểu nôm ra đồ ngự dụng là những bảo vật thường dùng của vua, hoàng hậu, hoàng thái hậu có chất liệu bằng vàng, ngà voi, sứ…
ông Hảo, 56 tuổi, chuyên sưu tầm cổ vật liên quan đến các triều vua Nguyễn cho biết, dân săn đồ ngự dụng bên cạnh niềm đam mê phải có lắm tiền. Bởi mỗi món đồ mà vua chúa sử dụng đều là ngọc ngà quý hiếm, giá trị nên rất đắt: "Ngoài cái sự quý về chất liệu, đồ ngự dụng còn quý ở giá trị lịch sử. Cứ nghĩ cảm giác mình được dùng cái chén, cái ly, cái tô… mà ngày trước vua, mẹ vua, vợ vua dùng thì cảm giác nó đã như thế nào. Mà muốn có được cái cảm giác vi diệu đó, trước tiên phải có tiền, có lắm tiền thì mới săn được đồ ngự dụng!".
Biệt thự của ông Hảo nằm trong khu dân cư Nam Long (đường Đỗ Xuân Hợp, phường Phước Long B, quận 9). Trong căn phòng rộng hơn 100m2 bề thế, sang trọng, giữa rừng cổ vật nào là sắc phong, bảo kiếm, ấn triện, tô sành chén sứ…, ông Hảo thổ lộ, ông tâm đắc nhất là chiếc lược làm từ sừng tê giác tinh xảo với hoa văn chạm khắc hình con chim phượng đài các, rất đẹp. Chỉ cho xem chứ không cho chụp ảnh vì sợ rằng như thế mất tính linh thiêng của vật báu mà mình phải chi gần 500 triệu đồng để đổi quyền sở hữu, ông Hảo bảo lúc nhìn thấy chiếc lược, vợ ông như bị hút hồn, ánh mắt cứ dán chặt không rời. "Mình thích mà vợ cũng thích nên tôi quyết định mua. Căn cứ vào hình ảnh những con chim phượng, chim phụng, có thể khẳng định lược này chỉ có 2 người dùng, hoặc là hoàng hậu - vợ vua, bậc mẫu nghi thiên hạ. Nếu không thì chỉ có thể là mẹ vua - hoàng thái hậu".
Chơi cá tượng khổng lồ
Để thỏa mãn thú vui và thể hiện đẳng cấp của mình, nhiều đại gia Sài Gòn đã mạnh tay bỏ ra khoản tiền trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng để chơi loài cá khổng lồ.
Chơi cá cảnh là cái thú bao đời nay nhưng mấy năm trở lại đây, để tạo sự khácbiệt với dân chơi bình thường, nhiều đại gia đã đầu tư mua những giống cá đắttiền, nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó nổi lên là giống cá khổng lồ Amazon.
Loài cá khổng lồ này khi về Việt Nam có tên là cá hải tượng, được xem là là mộttrong những quái vật nước ngọt. Khu vực sinh sống chủ yếu của chúng ở sông ngòikhu vực biên giới Peru.
Một vài loài trong số chúng có thể đạt đến chiều dài 6m vàcân nặng hơn 2 tấn. Được biết, với chiều dài 1,5m, chúng bắt đầu xuất hiện cácmàu sắc lấp lánh trên vẩy.
Đây là loài cá quý hiếm cần bảo vệ và đã được đưa vàosách Đỏ thế giới. Tuy nhiên, cá hải tượng vẫn được bày bán nhiều nơi tại Sài Gònvà thu hút các đại gia lắm tiền.
để có được một bể cá hải tượng trong phòng khách, ngườichơi phải thật sự có trong tay bạc tỷ vì loài cá này lớn nhanh, chiều dài lênđến vài mét nên bể cá phải dài, rộng và làm bằng thủy tinh chịu lực.
Anh Hoàng, chủ trại cá hải tượng ở Củ Chi, cho biết, để có được trang trại nuôi cá hải tượng như ngày hôm nay, anh Hoàng và vợ đã phải bán đi một căn nhà để lấy vài tỷđồng mua cá giống từ một ông chủ chuyên buôn hàng Nam Mỹ.
Vì cá hải tượng dễ chăm sóc, lại được các đại gia thườngxuyên đặt mua nên vài năm sau anh Hoàng đã xây lại cơ ngơi khang trang và thunhập ổn định mỗi tháng vài tỷ đồng.
Chơi quan tài bạc tỉ
Ông T, chủ một trại hòm ở quận 8 cho biết, chỉ cần 25-30 triệu đồng là đã có thể mua được một quan tài bền và đẹp nhưng những người có tiền tìm đến trại hòm của ông đều không chuộng loại này. Thường thì họ chọn gỗ pơ mu, giáng hương và kích thước quan tài phải to, 4 thành quan tài dày 8 cm trở lên, nắp dày 11 cm, đáy từ 6-8 cm, quan tài phải được đục đẽo tinh xảo. Kiểu dáng ưa chuộng của các đại gia là rồng, cọp, đại bàng, đính vàng 24k, 18k hoặc đá quý. Giá cả cũng theo đó mà thay đổi, thấp nhất là 1,5 tỷ đồng, cao thì lên đến cả chục tỷ đồng.
Theo Sơn Đ., một trùm buôn đồ gỗ Bắc - Nam, một số đại gia Sài thành không thích dùng đồ trong nước nên thường liên lạc đến anh để mua gỗ làm quan tài rồi gửi ra nước ngoài bằng đường hàng không để những người thợ tinh xảo bên ấy làm. Sau khi chế tác xong, các tấm gỗ lại được gửi về nước và ráp thành một quan tài hoàn chỉnh. Để làm được một quan tài, thường các đại gia phải bỏ ra khoảng 200-400 triệu đồng tiền mua gỗ.
Và một quan tài làm theo sở thích với yêu cầu phải đặt hàng từ 6 tháng cho đến 1 năm và tất cả nguyên vật liệu đều phải đặt hàng từ nước ngoài, các đại gia sẽ phải chi ra từ 6 tỷ đồng trở lên.
Các đại gia Sài Gòn còn công phu đầu tư không ít tiền để đính thêm các loại chất liệu quý, dát vàng... Đó là chưa kể một số đại gia còn chưa yên tâm về chất lượng trong nước nên phải gửi qua nước ngoài để cỗ quan tài của mình hoàn chỉnh hơn.
Truyền thống ăn chơi vương giả
Nói về thú ăn chơi của những đại gia Sài Gòn xưa, theo cuốn Những phú hộ lừng danh Nam Kỳ, họ thường ăn uống cầu kỳ, đủ thứ món ngon vật lạ. Những món ấy không không chỉ sẵn có ở địa phương mà còn mua ở nước ngoài.
Rùa, rắn, trăn, cua đinh, lươn ếch, tôm càng, cua biển lột… cho tới thịt heo rừng, thịt nai, kỳ đà là lựa chọn số một của những đại gia Sài thành thời xưa. Họ không chế biến đơn giản mà rất phiền phức. Và vì lẽ đó, nhà giàu nào cũng có nuôi thêm người đầu bếp riêng. Nhiều nhà có đến vài ba đầu bếp; người chuyên nấu món ăn Tàu, người chuyên nấu món ăn Tây và người chuyên nấu các món Việt Nam. Điển hình như Phước Georges (Lê Công Phước một đại gia có tiếng lúc bấy giờ). Năm 1932, đại gia này qua Pháp du lịch, đã đem theo người đầu bếp chuyên nấu món mình thích về nhà để phục vụ riêng. Giai thoại nổi tiếng nhất của Phước Georges là chuyện ông cùng với Hắc công tử (tức công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy), dùng tiền nấu chè đậu xanh để dành cô ba Trà (Trần Ngọc Trà) đã gây tiếng vang khắp vùng.
Dân nhà giàu xưa cũng rất “kết” món bò gác tréo. Món này phải lựa bò tơ, làm sạch, thui vàng, nướng nguyên con trên lửa than hồng. Con bò lăn trong trên một cây trục, hai đầu gác lên hai trụ bằng tre, xóc thành cái nạng như bắc cầu khỉ ở thôn quê. Bò được quay chầm chậm liên tục trên lửa than cháy riu riu. Khi bò vừa chín, lớp mỡ chảy xuống than nóng nghe xèo xèo, mọi người sắp hàng một, tay cầm đĩa, dao lần lượt tới vị trí con bò quay trên bếp than hồng và cắt thịt. Bước kế tiếp tiến tới chỗ để rau sống, đủ các loại, thêm chuối, khế... rồi tới chỗ lấy nước mắm pha sẵn hay mắm nêm. Cuối cùng họ tới chỗ để rượu đủ loại rồi tha hồ uống.
Có thể nói, các đại gia Sài Thành xưa với những khối tài sản khổng lồ, không biết tiêu cách nào cho hết tiền, nên cứ thế thỏa sức phung phí. Ngoài mục đích là tiêu khiển, các đại gia này còn muốn thể hiện đẳng cấp, sành đời mà đến nay các đại gia cũng phải trầm trồ thán phục
(Theo NĐT)