- Tuần qua, người tiêu dùng kinh hãi khi biết cơm bụi và các món ăn bày bán tại đó được tẩm ướp đủ thứ hóa chất trên đời, còn thịt thối được chế biến thành ruốc, giăm bông ngon lành.

Tâm điểm: Cơm bụi tẩm đủ thứ hóa chất

Cơm bụi là lựa chọn của phần đông những người có quỹ thời gian eo hẹp, người nghèo, người có thu nhập thấp bởi sự tiện lợi và hơn hết là giá thành rẻ. Nhưng họ đâu biết, gạo, cơm đều được “tắm” trong hóa chất Trung Quốc để tăng số lượng, rút ngắn thời gian nấu.

Theo tiết lộ của nhân viên phục vụ một quán cơm trên đường Dương Quảng Hàm (quận Gò Vấp, TP.HCM), chỉ cần 2 gói bột màu trắng này có thể hóa phép cho 10 kg gạo nở bung trắng đều, hạt to mẩy khi đã chín thành cơm, tương đương như khi nấu 20-25 kg gạo thông thường mà không mất nhiều công.

Ngoài ra, để “cứu vãn” các thực phẩm hết hạn, điều chỉnh khẩu vị bằng hóa chất cũng được nhiều quán áp dụng. Đơn cử, các chủ quán ăn dễ dàng mua được hóa chất làm nở thịt hay biến thịt ôi thành thịt nướng thơm phức ở chợ “thần chết” Kim Biên.

{keywords} 

Theo BS Trần Văn Ký, phụ trách chuyên môn Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn thực phẩm VN, các loại thức ăn, đồ uống chưa có nhiều chất độc tới mức gây ngộ độc. Tuy nhiên, sau mỗi lần ăn nhậu chúng sẽ tích tụ dần trong cơ thể, tới lúc đủ sẽ tàn phá cơ quan phủ tạng.

Trước đó, hồi tháng 7, báo chí cũng đăng tải hàng loạt thông chỉ với một gói bột hóa chất 8.000 đồng, các hàng cơm bụi tại TP.HCM có thể "hóa phép" 10 kg gạo thành cơm nở bung trắng đều, hạt to mẩy tương đương như khi nấu 20 kg gạo thông thường, với lời khẳng định của các chủ quán “không làm thế thì lời lãi đâu ra.

Nóng: Da bẩn, thịt thối làm giăm bông, giò chả

Sự việc bị lật tẩy tại cơ sở sản xuất giăm bông (da bao, thịt nguội) ở số 41 đường Miếu Gò Xoài, khu phố 11, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân (TP.HCM). Các loại da bẩn, thịt thối bốc mùi được thu gom từ nguồn hàng ế ẩm khắp mọi nơi về chế biến giăm bông, giò chả mà chúng ta vẫn thường ăn hàng ngày.

{keywords} 

Ngoài ra, ruốc bông, giò chả bán cho nhiều nhà hàng, điểm xôi sáng, bánh mì có giá bán buôn rẻ giật mình, chỉ 60.000-150.000 đồng/kg, người mua tấm tắc khen ngon song ít ai biết chúng được chế biến từ gà đông lạnh chảy nước, không rõ nguồn gốc.

Lạ: Tranh nhau mua ốc bươu vàng

Trước kia, để tránh ảnh hưởng đến cây lúa, người nông dân phải tìm mọi cách để tận diệt ốc bươu vàng bởi loại ốc này tràn lan ngoài đồng ruộng, bán không ai mua... thì nay, tại Quốc Oai (Hà Nội), nhiều người lại tranh giành nhau mua ốc bươu vàng này.

Không chỉ vậy, tại các tỉnh Hậu Giang, Cần Thơ, ốc bươu vàng cũng được nhiều người tranh giành mua để bán cho thương lại Trung Quốc. Thậm chí, trứng ốc bươu vàng cũng là món hàng đang được thu gom triệt để.

{keywords} 

Theo người dân tại các tỉnh đang diễn ra việc thu gom ốc bươu àng, nhờ “cơn sốt thu mua ốc bươu vàng” mà họ có thêm thu nhập. Điều nguy hiểm là, không ít hộ dân đã đem ốc về ao nuôi để sinh sản nhiều hơn.

Củ héo tươi căng nhờ ngâm hóa chất

Một công nhân làm việc tại chợ Nông sản Thủ Đức (TP.HCM) cho biết: “Sau khi rửa sạch đất, củ nào có màu bạc, không đạt chất lượng hoặc bị khô héo do quá trình vận chuyển (bị hầm hơi) hoặc do chưa tiêu thụ kịp từ những ngày trước đó sẽ được ngâm vào dung dịch có pha một chất bột màu trắng có tên gọi là chất tẩy đường được mua ở chợ Kim Biên.

Theo TS. Trần Bích Lam, giảng viên Bộ môn công nghệ thực phẩm, khoa kỹ thuật hoá học (ĐH Bách khoa TP.HCM): Việc sử dụng hoá chất công nghiệp NaHSO3 (chất giúp củ quả tươi lâu) xử lý thực phẩm là không được phép vì hàm lượng các chất độc hại còn lại rất cao. Do quá trình ngâm lâu, khi ngấm vào thực phẩm, những chất này sẽ kết hợp với những thành phần khác làm biến đổi chất lượng và ảnh hưởng tới sức khoẻ.

{keywords} 

“Không sử dụng hoá chất vào thực phẩm vì bất cứ chất hoá học nào cũng độc, chỉ là độc tính cao hay độc tính thấp. Tuỳ theo mức độ chịu đựng của cơ thể mà có người phản ứng ngay hoặc chịu tác hại từ từ”, TS. Lam nhận định.

Bệnh từ chăn ga gối tồn kho

Những sản phẩm chăn ga “tồn kho” của năm trước được đem ra phơi lại và năm sau lại bán cho khách hàng với lời giới thiệu “hàng mới về”, “hàng mới nhập”. Thực tế, nấm mốc, bọ mạt xuất hiện trong quá trình bảo quản các sản phẩm này suốt một năm ròng có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người sử dụng.

Theo BS Nguyễn Văn Lộc, nguyên Phó Giám đốc BV Nhi T.Ư thì chăn ga gối đệm, quần áo từ mùa thu - đông năm ngoái, sau một thời gian dài không đụng đến đã phát sinh nấm mốc và con bọ, mạt mà mắt thường rất khó phát hiện. Mạt có thể sinh sống, phát triển trong chăn, chiếu, đệm và là một trong những nguyên nhân gây dị ứng. Không chỉ gây hiện tượng mẩn ngứa, mà con mạt này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng về đường hô hấp, nhất là ở những người có cơ địa dị ứng, viêm mũi dị ứng, bị hen.

Chất “lạ” rất độc ở phích nước Trung Quốc

{keywords}

Kết luận ban đầu về chất lạ có trong phích nước Trung Quốc phát hiện ở xã Tiên Phong, huyện Tiên Phước, Quảng Nam cho thấy chất này có các thành phần như: Oxit silic, cadimi, thủy ngân, chì, asen... Đây đều là những chất có thể gây hại cho sức khỏe con người nếu hít phải.

Thông tin trên khiến người tiêu dùng hoang mang bởi các loại phích nước Trung Quốc hiện bày bán tràn lan trên thị trường.

Tranh nhau nhặt hoa quả thối bán

Mặc dù các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng không nên mua các loại hoa quả thối về ăn vì không tốt cho sức khỏe nhưng tại chợ đầu mối hoa quả Long Biên (Hà Nội), hoa quả thối được các chủ hàng vứt đi lại được một số người lại tranh nhau nhặt để bán với giá rẻ cho người lao động ít tiền.

{keywords} 

Chị Lan, một người chuyên nhặt hoa quả thối tại chợ Long Biên nói: “Mỗi ngày, nếu chịu khó nhặt nhạnh tôi cũng kiếm được khoảng chục cân hoa quả, tính ra được dăm chục ngàn, đủ tiền thuê nhà, ăn uống. Tiền làm đêm, tôi gửi về nuôi các cháu ăn học”.

Thực tế, nhặt hoa quả thối tại chợ Long Biên từ lâu đã trở thành một nghề, là chiếc “cần câu cơm” của một bộ phận người lao động nghèo.

Bảo Hân (tổng hợp)