Tâm lý lo ngại khan hiếm thực phẩm sau bão, nhiều tiểu thương đã chủ động gom hàng nhưng họ đã gặp quả đắng.

Cuối giờ chiều ngày 11/11, sạp rau của bà Hòa ở Thanh Xuân vẫn còn rất nhiều các loại rau củ. Theo bà Hòa, cả ngày hôm nay bà chỉ bán được vài chục mớ rau, thấp hơn hẳn so với một ngày trước đó.

Bà Hòa ngán ngẩm: “Thấy dân tình lo gom đồ thực phẩm dự trữ, tôi cũng tranh thủ kiếm lời đề phòng bão lớn khan hiếm rau. Ai dè gặp quả hớ. Đằng nào cũng lỗ vốn, bán rẻ được đồng nào hay đồng đó”. Bà Hòa cho biết thêm, nếu không bán được trong ngày, số rau cải, mồng tơi có thể hỏng hết.

{keywords}

Không ít tiểu thương gặp nạn vì găm hàng

Theo kinh nghiệm của bà Hòa, thời điểm sau bão, giá rau thường tăng do mưa nhiều, các vườn trồng rau bị hỏng do ngập lụt. Tuy nhiên, cơn bão này ảnh hưởng trực tiếp tới Quảng Ninh rất xa Hà Nội, nên thị trường rau củ ở thủ đô cũng không bị ảnh hưởng nhiều. Hầu hết, rau ở các chợ Hà Nội đều nhập từ các huyện ven đô và Hưng Yên, Hải Dương...

Tại chợ Triều Khúc, nhiều hàng rau cũng chỉ lác đác người mua. Giải thích lý do rau ế, chủ một hàng rau cho biết, hôm qua người mua tích trữ nhiều nên hôm nay không còn nhu cầu đi mua ở chợ. “Ai cũng lo tích trữ ăn vài ngày, hàng rau đông khách trở lại phải vài ngày tới”, chủ hàng rau cho hay.

{keywords}

Nhiều hàng rau ế ẩm vắng khách

Chị Hương, chủ một cửa hàng tạp hóa trên đường Nguyễn Quý Đức cũng buồn rầu vì ế. Chị Hương cho hay, ngày hôm qua khách tới cửa hàng mua nườm nượt nên chị lo lắng thiếu hàng đã vội ôm. “Đúng là không thể biết được thời tiết, vừa báo bão nghiêm trọng tối qua, sáng nay trời đã trong veo. Mấy năm trước, chủ quan không nhập hàng thì không có mà bán. Cũng may, số đồ khô còn để được bán dần”, chị Hương nói.

Nói về việc kinh doanh dựa vào thời tiết, chị Hương đã từng vài lần vớ phải quả đắng. Chị cho biết, các dịp Tết, hàng hóa thường tăng giá nên chị phải găm hàng trước đó. Nhưng không phải lần nào cũng trúng đậm, đơn cử có năm chị dự trữ rất nhiều bia nước ngọt thì năm đó lại lạnh cóng. Có năm không dám “ôm” mặt hàng giải khát thì thời tiết gần Tết lại nắng chang chang.

Theo chị Hương, do người mua dự trữ nhiều nên phải vài ngày nữa, tình hình kinh doanh mới có thể khả quan. Số hàng gom dự trữ chị chưa có đủ tiền để thanh toán nên đành phải nợ các đầu mối.

Về phía người tiêu dùng cũng được thêm một phen đề phòng “hớ”. Chị Nguyễn Thị Nga ở Phạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa, chia sẻ: “Sáng nay thấy mưa lác đác, chiều lại nắng mình nhẹ cả người nhưng lại lo đống rau củ ở nhà phải ăn cả tuần mới hết. Nghe bão to ai cũng sợ, cứ dịp nào mua dự phòng là y như rằng bão lại không ảnh hưởng.”

Mừng vì bão không tác động nhiều tới Hà Nội, bác Nguyễn Thị Lý, khu tập thể Nam Đồng cho hay, tủ lạnh nhà bác đầy ắp các loại thực phẩm, chưa kể rau củ để bên ngoài. Theo bác Lý, cả tuần tới bác sẽ không phải đi chợ.

{keywords}

Rau củ được các bà nội trợ mua dự trữ cho cả tuần

Tương tự như vậy, nhiều chợ ở Thanh Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy, không có hiện tượng khan hiếm thực phẩm. Các gian hàng đều hoạt động bình thường, so với thời điểm trước khi bão, giá rau đã giảm mạnh. Cụ thể, rau muống có giá 4.000 – 5.000 đồng/mớ, rau cải, su hào có giá 3.000 đồng/mớ, bắp cải khoảng 10.000 đồng/kg. Giá các loại thịt như gà, lợn, bò không có biến động. Tuy nhiên, nhiều tiểu thương kinh doanh mặt hàng hải sản đều đóng cửa vì bão.

Giá thực phẩm tại hệ thống các siêu thị vẫn giữ nguyên như ngày thường, không có tình trạng khan hiếm nguồn cung.

Trước đó, chỉ cách một ngày thời điểm trước bão, người dân thủ đô đã đổ xô đi chợ mua thực phẩm dự trữ. Thậm chí, tối muộn gần đóng cửa, các siêu thị vẫn đông khách. Một số mặt hàng

D.Anh