- Không chỉ là chiếc ô tô thông thường, các nhà sáng chế đã biến chúng trở thành những siêu phẩm như ô tô bay, ô tô biết lặn, ô tô không người lái... Khi nào thì những chiếc ô tô này có mặt tại Việt Nam?
Ô tô bay
Xuất hiện tại một triển lãm hàng không ở Canada, chiếc ô tô bay AeroMobil 2.5 là sự kết độc đáo giữa ô tô và trực thăng. Chiếc xe có hai chỗ ngồi và có thể cất/hạ cánh ở bất kì sân bay nào. Đặc biệt, AeroMobil 2.5 chỉ nặng 450kg nhờ thiết kế khung bằng chất liệu thép siêu nhẹ với vỏ bọc carbon. Tốc độ tối đa khi vận hành trên đường bộ của là 160km/h và trên không là 200km/h.
Chiếc ô tô bay AeroMobil 2.5 có tốc độ tối đa 160km/h khi vận hành ở chế độ ô tô và 200km/h khi vận hành ở chế độ máy bay.
|
Ở trạng thái chạy thông thường, chiếc xe có chiều dài là 6m, rộng 1,6m nhưng khi sải cánh, bề ngang lên đến 8,2m. Ô tô bay AeroMobil 2.5 nạp nhiên liệu tại các trạm xăng thông thường cũng như có thể đỗ ở các bãi xe công cộng như các phương tiện giao thông khác. Khi nạp đầy nhiên liệu, chiếc xe độc đáo này có thể di chuyển một quãng đường dài tới 500km.
Chiếc Transition giá 195.000 USD
Nhà sản xuất Terrafugia ở Mỹ đã cho ra đời mẫu Transition có khả năng hoạt động trên không với vận tốc 185km/h, tầm bay 725km. Khi hoạt động dưới dạng ô tô, chiếc xe có vận tốc cực đại 105km/h, với mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình là 7,8 lít cho 100km.
Transition được nhà sản xuất mô tả là máy bay cá nhân hai chỗ ngồi có thể chạy trên đường phố và đường cao tốc
|
Transition có thể gập cánh để chuyển từ hình thức máy bay sang ô tô chỉ trong khoảng 30 giây, tương đương thời gian hạ mui của nhiều xe mui trần hiện nay. Khi gập cánh, Transition có thể để vừa trong các bãi đậu xe hoặc gara kích thước bình thường dành cho ô tô.
Transition có tầm bay 787km và được trang bị dù để hỗ trợ hạ cánh.
|
Về kích thước, chiều ngang xe chỉ khoảng 2m nên cũng chỉ như các ô tô thông thường, không chiếm nhiều diện tích trên đường. Transition có thể lưu thông trên đường như ô tô, nhưng việc cất/hạ cánh phải được thực hiện trên đường băng đủ tiêu chuẩn.
Chiếc xe sQuba biết lặn
Chiếc xe sQuba, hãng Rinspeed không chỉ biết “bơi” và lặn sâu 10m dưới nước, mà còn sở hữu hàng loạt ưu điểm khác, như không khí thải và có khả năng tự hành. Khi ở dưới nước, chiếc xe sử dụng động cơ SeaBob như của máy bay phản lực. Cần tới 3 động cơ tạo lực đẩy cho sQuba, một phục vụ trên cạn và hai phục vụ dưới nước.
Không chỉ biết “bơi” và lặn sâu 10m dưới nước, sQuba còn sở hữu hàng loạt ưu điểm khác, như không khí thải và có khả năng tự hành.
|
Người ngồi trên xe sẽ thở bằng khí nén, như các thợ lặn. Kiểu thiết kế mui trần không chỉ có chức năng duy nhất là để bạn “đua” cùng nắng gió khi trên mặt đất, mà còn là lối thoát hiểm nhanh nhất nếu không may xe xảy ra trục trặc dưới nước. Thêm vào đó là tác dụng giảm áp lực.
Ô tô lội nước
Chiếc ô tô Panther của Công ty WaterCar (Mỹ) có tốc độ chạy dưới nước là 72 km/h. Chiếc xe này có thể chuyển từ ô tô thành một chiếc tàu chạy dưới nước chỉ trong vòng 15 giây.
Chiếc xe có thể chuyển từ ô tô thành một chiếc tàu chạy dưới nước chỉ trong vòng 15 giây. |
Panther được trang bị động cơ V6 dung tích 3,7 lít cho công suất cực đại 305 mã lực tại 6.500 vòng/phút, với hệ khung gầm là sự kết hợp của thép crom nhẹ và sợi thủy tinh. Panther có thể chạy dưới nước với tốc độ tối đa 72 km/h, trong khi chạy trên mặt đất tối đa 128 km/h.
Ô tô không người lái
Xe ô tô không người lái đang là một trong những xu hướng mới và có thể đi vào thực tế từ năm 2015. Tại Anh, 20 xe không người lái sẽ được thử nghiệm vào năm 2015 trước khi 100 chiếc xe hoàn toàn tự động được triển khai vào hai năm sau đó. Chiếc xe này có vận tốc khoảng 12 dặm/giờ (tương đương khoảng 20 km/giờ) và sử dụng bộ cảm biến điểu khiển xe tránh những trở ngại trên đường.
Các hãng sản xuất ô tô trên thế giới đang đầu tư rất nhiều tiền vào các loại xe tự lái đặc biệt là các tính năng an toàn và hiệu quả.
|
Các nhà sản xuất xe hơi của Nhật Bản cũng đang chuẩn bị ra mắt dòng xe này. Hiện, Nissan đã bắt tay với gã khổng lồ công nghệ Google để tung ra chiếc xe tự lái vào năm 2020. General Motors, Toyota, Audi và Volkswagen cũng đang nghiên cứu các phương tiện không người lái.
Ôtô tí hon siêu tốc
Chiếc Tango T600 có chiều dài là 2,57 m và chiều rộng chỉ vẻn vẹn 0,99 m, được trang bị 2 động cơ điện, mỗi động cơ có công suất 80 mã lực (khoảng 60 kw).
Chiếc Tango T600 được gọi bằng một cái tên âu yếm là "Người Mỹ tí hon".
|
Nó có thể phóng như một "quả tên lửa", chỉ mất có 4 giây để nâng vận tốc từ 0 lên 100 km/giờ. Còn vận tốc tối đa mà nó có thể đạt được là 240 km/giờ.