Các tỉnh đầu nguồn như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Long An…cứ lũ về lại xuất hiện những phiên chợ cua đồng, "giao dịch" từ 20-30 tấn cua mỗi ngày.

{keywords}
Mùa nước nổi ở đồng bằng sông Cửu Long là thời điểm cua sinh sôi nảy nở nhiều trên đồng ruộng.

{keywords}

Anh Nguyễn Văn Trung, ở xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) hơn tháng nay chạy ghe đi đặt lộp cua, mỗi ngày được khoảng 30 kg, có thu nhập bình quân 500.000 đồng.

{keywords}
Lão nông Lê Văn Nhứt ở huyện An Phú – An Giang chuẩn kỹ lưỡng "thiết bị" trước khi đi lộp cua.

{keywords}
Cua được bẫy bằng lộp (loại lồng đan bằng tre). Mỗi lộp sau một đêm đặt có hàng chục chú cua "dính bẫy".

{keywords}
Chợ cua hình thành bất cứ nơi nào trên sông, cứ ở đâu tập trung nhiều người đánh bắt thì ở đó họp chợ. Đa phần những chợ này họp về chiều tối, để bạn hàng gom cua chở lên Sài Gòn kịp lúc 3-4 giờ sáng phân phối cho các mối mang ra chợ bán lẻ.

{keywords}
Công đoạn đầu tiên sau khi thu hoạch cua đem cua ra chợ bán là phân loại cua theo lớn nhỏ.

{keywords}
Năm nay dù không khan hiếm, nhưng giá cua đồng luôn ở mức cao, vì cua đồng hiện vẫn chưa được nuôi nhiều, chủ yếu dựa vào nguồn đánh bắt trong tự nhiên. Giá cua loại nhỏ dao động từ 7.000 - 20.000 đồng/kg, nhưng vẫn đắt hàng.

{keywords}

{keywords}
Loại nhất như thế này rất hiếm, nên giá cao và được thương lái tranh mua. Giá bán sỉ từ 28.000 -30.000 đồng/kg.

{keywords}

Sau khi thu mua cua, thương lái sẽ rửa sạch bùn đất

{keywords}

Để tránh bị cua "tấn công", dân buôn cua phải dùng những rá nhựa lớn này để xúc, phân loại cua.

{keywords}
Phân loại lớn nhỏ theo từng bồn chứa
{keywords}
Cua được đưa đi tiêu thụ khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long và TP. HCM.

{keywords}
Thịt cua không thể thiếu để chế biến nhiều món ăn quen thuộc.

{keywords}
...đặc biệt là bún riêu cua của người dân miền Tây.

Theo Tri Thức