Đồng lương ngày càng trở nên rẻ mạt và chạy đua không nổi với tốc độ chóng mặt của thị trường.

TIN BÀI KHÁC


Đi chợ đầu mối, đảm bảo bữa ăn luôn đầy đặn

Trong một tháng trở lại đây, giá thực phẩm tăng lên từng ngày đến chóng mặt. Không chỉ thịt cá, rau củ quả, mà xăng dầu gì cũng tăng. Tiền lương không tăng, nhiều bà nội trợ đành thắt chặt bữa ăn bằng cách giảm bớt chất lượng bữa cơm để đảm bảo kinh tế. Giới văn phòng sống đã khó, những người lao động còn bấp bênh hơn. Trong cái khó, ló cái khôn, các bà nội trợ nghĩ ra phương pháp đi chợ đầu mối, mua trực tiếp để chống chọi lại việc bị thét giá trên trời.

Đa dạng hóa bữa ăn để giảm lạm phát. (Ảnh minh họa)

Chị Thanh Trang, 35 tuổi chia sẻ: “Trước đây, một ngày gia đình tôi chỉ chi cho việc ăn uống chừng năm mươi ngàn là bữa cơm cũng tương đối đầy đủ. Thế nhưng giờ, nếu chỉ với bằng ấy tiền, thì chẳng thể đảm bảo bữa cơm ngon. Thế nên giờ mỗi chủ nhật, tranh thủ nghỉ, tôi lên chợ đầu mối mua thực phẩm dự trữ cho cả tuần. Đi có hơi xa, nhưng một tuần chỉ phải đi một lần, mà thực phẩm thì tươi ngon, giá cả rẻ mạt hơn rất nhiều”.

Không chỉ thực phẩm, mà đồ dùng ở chợ đầu mối giá cũng hợp lí hơn rất nhiều. Ví dụ như bát đũa, nồi niêu, cả quần áo. Bao giờ giá chợ đầu mối cũng rẻ hơn các tiểu thương từ 20.000đ đến 50.000đ một sản phẩm. Điều khó khăn duy nhất là các chợ đầu mối thường bán sỉ nhiều hơn lẻ. Thế nên, các bà nội trợ nên tranh thủ liệt kê các nhu yếu phẩm cần thiết trong một lần, và đi mua tổng thể. Vừa tiết kiệm xăng cộ, mà mua nhiều lại dễ trả giá hơn.

Đa dạng hóa bữa ăn, tích cực cơm nhà...

Kết hợp với việc giảm tải bão giá bằng cách đi chợ đầu mối, nhiều gia đình đa dạng hóa bữa ăn bằng cách xen lẫn thực phẩm. Ví dụ như hôm nay có một món đắt tiền, thì bữa sau sẽ xen lẫn bằng những bữa ăn nhẹ và những thực phẩm giá “mềm” hơn xen kẽ. Vừa thay đổi khẩu vị, vừa giảm tải chi tiêu. Những bữa ăn hàng, ăn quán cũng được nhiều gia đình triệt tiêu hẳn. Thay đó là tự tổ chức những bữa cơm gia đình, vừa ấm cúng, mà cũng thú vị chẳng kém.

Như gia đình chị Hằng, anh Phong, mặc dù thu nhập của cả hai vợ chồng một tháng hơn mười triệu, nhưng để giảm tối đa phát sinh, cả hai đã quyết định nấu cơm ăn nhà, để tiết kiệm. Nhà có hai người, chị Hằng thường chế biến những món ăn có thể ăn được 3,4 bữa. Như thế giảm bớt chi phí “củi lửa”, lại đỡ phải nấu nướng nhiều. Thỉnh thoảng chán cơm nhà, hai vợ chồng mới mua thức ăn sơ chế ở ngoài về chế biến lại thưởng thức. Cũng nhờ bão giá, anh Phong ít nhậu nhẹt với bạn bè, cuộc sống vợ chồng cũng đầm ấm hơn hẳn.

Đặc biệt, nhiều bà vợ còn chịu khó dậy, tự làm cơm cho mình và ông xã. Dù sao cũng một công phải nấu cho con, thì việc nấu thêm bữa sáng, bữa trưa cho chồng cũng không thành vấn đề lớn. Trung bình mỗi ngày cũng tiết kiệm được 50.000đ một bữa so với việc ăn ngoài, mà bữa ăn cũng đảm bảo. Nhiều ông chồng còn tỏ ra thích thú vì vợ chu đáo, thêm nữa là ăn đường ăn chợ mãi cũng ngán...

Giảm thiểu những chi phí không cần thiết

Bão giá, không chỉ giá thực phẩm, giá nhu yếu phẩm tăng,mà những thứ lỉnh kỉnh như: giá cước điện thoại, giá cước internet, nước, điện, cũng lỉnh kinh tăng giá. Nếu không để ý mà cóp mặt, mỗi gia đình có thể bỏ thêm vài trăm, đến vài triệu cho những khoản lỉnh kỉnh này. Thế nhưng thực tế, đó là những chi phí người tiêu dùng có thể kiểm soát được, và nếu quan tâm, có thể giảm thiểu đáng kể.

Chị Mỹ Dung chia sẻ: “Trước kia, tôi hay có thói quen nấu cháo điện thoại vào buổi tối với mấy người bạn thân, nhưng kể từ lúc bão giá, buổi tối tôi thường dành thời gian cho gia đình nhiều hơn. Cả việc tiêu dùng điện, gia đình tôi cũng giảm thiểu, chỉ mở máy lạnh những ngày thật nóng hay vào buổi tối. Còn với internet thì chúng tôi đăng kí xài gói cước. Tháng nào cũng đóng nhiêu đó đều đặn, không lo tháng nhiều tháng ít, hay đột nhiên tăng vọt như trước. Xăng tăng, tôi cũng ít chạy xe lòng vòng mua sắm hơn”.

Ngoài việc tự mình tiết kiệm, suy nghĩ cách chống chọi với bão giá. Các bà vợ thông minh thường nhắc nhở thêm chồng con về kinh tế và việc tiết kiệm hơn trong chi tiêu. Như vậy, các bé cũng có thêm kinh nghiệm, suy nghĩ trong cuộc sống, mà các ông chồng cũng bớt nhậu nhẹt ăn, tiêu pha, làm cho cuộc sống gia đình thêm đầm ấm mà vẫn đầy đủ!

(Theo Afamily)