- Phở là một đặc sản, một món ăn phổ biến của người Hà Nội. Nhưng cùng với sự nổi tiếng thì phở cũng chịu nhiều tai tiếng với những nghi án nhiễm độc, làm bẩn. Đã có những việc được khẳng định có và không, nhưng cũng có những thông tin cứ nổi trôi chưa biết đúng sai.

Phở gà Hà Nội nấu từ gia vị Trung Quốc đóng chai

Ngày 22/11, Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) phát hiện một chiếc xe tải đang bốc hàng trong khuôn viên Bến xe Lương Yên chứa 55 thùng car-ton, trong mỗi thùng có hàng chục chai dung dịch đựng chất lỏng.

Qua kiểm tra, lực lượng công an xác định có 3 loại sản phẩm trên xe, là mù-tạt, gia vị nước lẩu và gia vị phở gà. Tất cả đều không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc. Nhãn mác hàng hóa thể hiện do Trung Quốc sản xuất. Trong đó, hàng trăm chai dung dịch nước gia vị dùng cho phở gà có màu vàng óng như mỡ gà và mùi thơm như nước phở "xịn".

{keywords}

 Nước gia vị dùng cho phở gà có màu vàng như mỡ gà.

Nước phở ngọt lừ nhờ bột siêu ngọt

Không cần lích kích ninh xương, không cần tốn nhiều tiền. Chỉ cần cho vài viên đường hóa học Trung Quốc, thêm ít mỡ lợn cho có vẻ giống nước dùng được ninh từ xương là đã có một nồi nước dùng phở ngon ngọt.

{keywords}

Chỉ cần vài viên đường hóa học Trung Quốc là đã có nồi nước dùng "ngon từ thịt, ngọt từ xương"

Điều tra của Tạp chí Chất lượng Việt Nam, tại khu vực chợ Đồng Xuân, loại đường hóa học xuất xứ từ Trung Quốc có tên Tang Jing xuất hiện khá nhiều tại các quầy bán đồ khô. Những người bán hàng cho biết, đường hóa học có vị ngọt hơn đường thông thường từ 30-70 lần, thậm chí có loại ngọt hơn từ 200-600 lần, lại rẻ và dễ sử dụng nên được mua nhiều. Chỉ cần một lạng đường hóa học với giá trung bình 45.000 đồng có thể dùng để chế biến làm hàng cho cả tháng.

Nước phở chế từ thịt ôi thiu

Cách đây không lâu, dư luận xôn xao về thông tin nước phở bẩn ở Hà Nội. Chỉ cần bỏ ra 50.000 đồng là khách hàng đã có vài chục lít nước phở chế sẵn từ nước luộc và ép các loại thịt ôi thiu làm ruốc. Vì thế, hàng trăm quán bún phở trên địa bàn Hà Nội đã mua loại nước này.

Theo Người đưa tin, 'lò' chế nước phở bẩn này ở ngõ 10, đường Đê Tô Hoàng, Hai Bà Trưng. Các loại thịt được cơ sở này nhập về chế biến chủ yếu là các loại thịt ế, ôi thiu, thịt lợn sề, lợn bột, lợn ốm, lợn chết... Những loại thịt đó luộc lên trắng muốt, làm ruốc trông rất bắt mắt.

{keywords}

Loại nước luộc và ép các loại thịt ôi thiu làm ruốc này nhìn lõng bõng toàn mỡ và bụi bẩn

Còn loại nước ép luộc thịt, nước ép thịt, thậm chí là nước rửa chảo xào thịt cũng được tận dụng để́ bán làm nước phở. Nước luộc thịt chỉ cần để lắng, gạn ra là có thể bán cho các cửa hàng phở. Thậm chí, những hôm khách đông, cơ sở này còn không có hàng để bán, họ phải pha với đường hóa học, gia vị để tạo mùi vị.

Tuy nhiên, kiểm tra ngay sau đó của cơ quan chức năng tại cơ sở này cho thấy, thông tin này không chính xác. Đây là cơ sở sản xuất ruốc nhưng đã ngừng sản xuất. Không phát hiện thấy tình trạng nước thịt bán làm nước phở.

Xương ninh nước phở ruồi nhặng bâu đầy

Cũng có nhiều cửa hàng phở mua các loại xương bò, xương lợn để ninh làm nước phở. Tuy nhiên, công đoạn chế biến thì mất vệ sinh vô cùng.

{keywords}

Đống xương được vứt ngay góc của một chợ quê ở huyện Gia Lâm, Hà Nội, ruồi nhặng bâu đầy

Theo ghi nhận của PV Chất lượng Việt Nam vào sáng 3/10 tại một chợ quê ở huyện Gia Lâm, Hà Nội, nguyên liệu để chế biến phở rất bẩn. Những chiếc xương bò, xương lợn được vứt thành đống, ngay dưới mặt đất, ruồi nhặng bâu xung quanh. Sau khi bán thịt bò, thịt lợn xong, người ta sẽ cho xương vào bao tải để đưa đi tiêu thụ.

Lợn sề, thịt ngựa... vào bát phở bò

Một điều tra được thực hiện ở Hà Nam cho thấy rất nhiều quán phỏ ở đây dùng lợn sề để giả thịt bò cho vào phở.

Tuy nhiên, tho một đầu bếp từng lăn lộn khắp Nam Bắc bằng nghề làm cơm, làm phở cho biết, đây là chuyện không hiếm từ Bắc chí Nam, nhất là trong các quán ăn dành cho ô tô khách.

{keywords}

 Bát "phở bò" với những miếng thịt lợn sề

Theo đầu bếp này, có nhiều cách làm giả thịt bò: "Một là dùng máu (tiết) bò trộn vào thịt lợn khi ướp để có mùi gây. Hai là dùng viên gia vị bò giá rẻ, mua đầy ngoài chợ, mỗi viên cho vài chảo thịt 5 - 7 cân là được như ý. Cách thứ ba là "võ" lấy xương bò tươi nguyên đập làm đôi, cho vào trần cùng với thịt. Trong quá trình trần, nước từ tủy, xương bò sẽ ngấm vào thịt, tạo mùi bò đặc trưng... Do thịt lợn sề thớ cũng to, dai, sẫm màu nên khéo chế biến, gia giảm, thêm ít gừng tươi vào nữa là vô tư lừa khách. Chỉ những người thật tinh mới để ý, mới biết được".

Trước đó, vào những năm 2000 - 2001, cả Hà Nội từng xôn xao chuyện dùng thịt ngựa làm phở bò. Điều tra từ nguồn lò mổ ở Bình Đà - Hà Tây (cũ) cho biết có tình trạng người làm phở nhập thịt ngựa về làm phở bò nhưng đây không phải là phổ biến.

Gà thải loại thành đặc sản "Phở gà dai, gà già"

Gà đẻ loại thải nhập khẩu từ Hàn Quốc sau một thời gian vắng bóng, vừa qua lại xuất hiện trên thị trường, đặc biệt là trong hệ thống siêu thị, nhà hàng. Một số đầu mối nhập khẩu cho biết gà đẻ loại thải được sử dụng nhiều ở các quán phở mang thương hiệu "phở gà ta" hay quảng cáo là phở gà dai, gà già với . Để tiết giảm chi phí, các chủ quán "phở gà ta" thường sử dụng 50% gà nuôi trong nước và 50% gà đẻ loại Hàn Quốc.

{keywords}

Gà dai bọng Hàn Quốc là loại gà đẻ loại thải được bán tràn lan ở siêu thị.

Ngày 26/7/2012, ông Nguyễn Huy Đăng, Phó giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội cho biết trên báo SGTT, mỗi ngày có khoảng hơn 10 tấn gà loại thải của Trung Quốc được đưa về tiêu thụ ở chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ (huyện Thường Tín, Hà Nội). Đây là gà già, còn tồn dư kháng sinh, hormone... không đảm bảo chất lượng, dân Trung Quốc không ăn, mà sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, nhưng dân mình cứ "chén", nhất là phục vụ làm phở.

Bánh phở tẩm chất tẩy trắng, phóc-môn

Mới đây, thông tin mì căn, hủ tiếu khô, mì sợi khô kinh doanh trên địa bàn TP.HCM chứa axít oxalic khiến dư luận hoang mang. Trước đó, dư luận cũng xôn xao về việc nhiều cơ sở sản xuất bún trên cả nước lại sử dụng chất màu huỳnh quang (tinopal) để làm cho sợi bún, phở trắng, bóng và dai hơn.

{keywords}

Phở nhiễm chất tẩy trắng

Mặc dù Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.Hà Nội đã đưa kết quả cho thấy không phát hiện mẫu bún, bánh phở nào bị nhiễm tinopal, nhưng tin đồn chất tẩy trắng tinopal cũng có trong bún, phở ở Hà Nội khiến người tiêu dùng quay lưng, làm làng bún Phú Đô một phen điêu đứng.

Trước đó, bánh phở Hà Nội cũng từng bị nhiễm phóc-môn. Ngày 6/10/2007, Sở Y tế Hà Nội phát hiện 10kg bánh phở có chứa phóc-môn tại chợ 19/12. Cách đó ít ngày, bánh phở có phóc- môn cũng được phát hiện tại chợ Hôm Đức Viên.

Thực ra, đây là một câu chuyện cũ không bao giờ hết. Cách đây ít năm, bánh phở hàn the, phóc-môn đã là một scadal lớn trên thị trường Hà Nội. Vụ việc sau đó trôi đi nhưng thực tế này vẫn luôn lặp lại.

Hạnh Nguyên (Tổng hợp)