Ông Giáp mở rộng diện tích đất trồng với hơn 100 gốc cây bưởi ghép các loại quả, cuối năm đem về thu nhập cho gia đình ông hơn trăm triệu đồng.
Khu vườn trồng cây phục vụ dịp Tết Nguyên đán của ông Lê Đức Giáp (Cao Viên, Thanh Oai, Hà Nội) rộng 1.000m2, riêng khu vườn ươm giống rộng hơn 3.000m2. |
Ông bắt đầu ghép thành công từ 5 đến 7 loại quả khác nhau trên một thân cây bưởi từ năm 2008. |
Ông Giáp cũng là người đi tiên phong trong lĩnh vực này, từng được hội nông dân, lãnh đạo TP trao tặng nhiều bằng khen. |
Theo ông Giáp, việc ghép quả để sai trái và chín đúng dịp Tết Nguyên Đán là khó nhất, mỗi loại cây cho ra quả ở mỗi thời gian khác nhau. Ông đã dùng biện pháp, ghép quả tại nhiều thời điểm, đồng thời bọc quả bằng nilon để giữ nước. |
Từ năm 2008 đến nay lượng khách đến với khu vườn ông Giáp luôn đông. Năm nay, hầu hết những gốc cây ngũ quả trong vườn nhà ông đã có người đặt trước. Có những khách mua ở TP.HCM, Lào Cai, Hà Nam... và nhiều tỉnh thành khác. Họ thường đặt trước rồi để lại cho ông Giáp chăm sóc, đến thời điểm cận Tết sẽ đến lấy |
Anh Nguyễn Tuấn Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) đến tận vườn mua và may mắn đặt được một cây ngũ quả có giá trên 10 triệu đồng. |
Ông Giáp bên cạnh một trong những gốc cây đẹp nhất. Khu vườn có đủ loại gốc với nhiều giá từ 300.000 đồng đến 15 triệu đồng |
Một cây ngũ quả có giá 12 triệu đồng. |
Theo ông Giáp, ngoài việc sai quả mỗi cây phải cho ra hoa mới được gọi là cây đẹp và 'nhiều lộc'. |
Công đoạn ghép cây tưởng chừng đơn giản, nhưng nó đòi hỏi bàn tay khéo léo và tìm hiểu nhiều năm của ông Giáp. Hầu hết những quả quất, phật thủ, cam... được nhập từ Cao Phong (Hòa Bình), Lào Cai... |
Những vết ghép không hề để lại 'sẹo'. Thông thường sau khi ghép 2 tháng có thể gỡ mối ghép ra. |
Là loại cây chơi trong dịp Tết Nguyên Đán, do vậy mà ngoài sự độc đáo mới lạ, cây ngũ quả được khá nhiều người dân ưa chuộng, mua chơi bởi nó đã tạo không khí ấm áp, tâm linh trong ngày Tết. |
(Theo Tri thức)