Gặp nhiều thất bại rồi lại thành công, ông Phạm Trung Cang đươc biết đến như một “đại gia” trong ngành nhựa tái sinh. Sau đó, ông Cang dấn thân vào lĩnh vực tài chính để rồi “mất tích” một cách bí ẩn.

Thập niên 80, Phạm Trung Cang tốt nghiệp cao đẳng kinh tế rồi làm thư ký cho phó Chủ tịch quận 3. Ông bắt đầu tập tành làm hấp gia công lốp xe. Thấy ngon ăn, ông Cang bỏ luôn việc công sở và mở cơ sở sản xuất lốp xe đạp. Sản phẩm của ông ta đã gây tiếng vang trên thị trường, hàng sản xuất không kịp để bán.

Nguyên liệu của ông Cang dùng để sản xuất vỏ xe thường được dùng bằng mủ cao su thiên nhiên nên cho sản phẩm tốt. Vốn đã giàu, người ta lại muốn giàu hơn. Nếu “phi thương” có thể làm giàu còn “gian thương” có ngày cũng đến mạt vận. Trong một lần, có người chào bán cho ông Cang một lượng lớn mủ cao su có màu ngả sang vàng.

{keywords}

Ông Phạm Trung Cang thực sự có liên quan đến vụ án “bầu” Kiên?

Người này nói rằng, bán số mủ trên với giá rẻ hơn 2 lần do bị chìm tàu dưới biển và trục vớt kịp thời. Những mẻ hàng đầu tiên của loại mủ mới, ông Cang thấy chất lượng sản phẩm không thay đổi và chắc mẩm sẽ thu lợi to.

Ông chủ cơ sở dốc hết tiền mua lô mủ trên về trữ và ngày đêm sản xuất ra sản phẩm mang đi tiêu thụ. Hàng vỏ xe để trong kho, hàng phân phối cho khách chỉ sau 1 tháng dần chảy nhão như… cháo.

“Tham thì thâm”, ông Cang đã trả giá cho bài học đầu tiên về sự thất bại với số tài sản hơn 100 lượng vàng và khách hàng cạch mặt. Cơ may lại đến với vị “đại gia” này khi gặp được ông bạn người Hoa đang làm bao nhựa tái sinh. Thế là, ông Cang nhảy vào hợp tác. Tài sản còn lại được bao nhiêu, ông đổ vào để làm bao nhựa. Cũng chỉ một thời gian, cơ sở bao bố bên cạnh cháy đã lây sang cửa hàng bao bì. Vị “đại gia” này lại trắng tay.

Làm “con buôn” trong 2 năm, đến năm 1986, ông Cang lại có chút vốn rồi mở lại cơ sở xuất tấm nhựa tái sinh. Công ty Đại Hưng chính thức ra đời. Đến năm 1998, công việc ăn nên làm ra, ông Phạm Trung Cang đã chính thức đổi tên cơ sở cũ thành công ty Tân Đại Hưng để đưa hàng bao bì, sản phẩm nhựa xuất khẩu ra một số nước trên thế giới.

Cũng ở thời điểm này, ông Cang giao hết cơ ngơi đã gây dựng để về giữ vị Tổng Giám đốc ngân hàng ACB. Đến 4/2012, ông Phạm Trung Cang được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Eximbank. Ngày 19/9/2012, ông Cang chính thức từ nhiệm chức vụ trên.

Việc từ nhiệm của ông Phạm Trung Cang gây không ít những nghi vấn trước hàng loạt quan chức cấp cao của ngân hàng bị bắt trước đó. Tuy nhiên, ông Cang cũng cho rằng, bản thân ông từ nhiệm vì lý do cá nhân và không liên quan đến việc điều hành Eximbank.

Những ngày qua, ông Phạm Trung Cang đột ngột mất tích sau khi xuất cảnh qua đường Tân Sơn Nhất đã làm cho dư luận đặt nhiều nghi vấn. Phải chăng, ông Cang “mất tích” trong bối cảnh ít nhiều có liên quan đến vấn đề pháp lý.

Trong diễn biến đầu năm 2014, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã kiến nghị viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội làm rõ vai trò đồng phạm của ông Phạm Trung Cang về hành vi “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". Ông Cang đã xuất cảnh vài ngày trước khi Tòa án nhân dân TP Hà Nội kiến nghị lên Viện Kiểm sát.

Ông Cang được xem là nằm trong nhóm đồng phạm cùng Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá, Lý Xuân Hải, Lê Vũ Kỳ và Trịnh Kim Quang.

Ông Cang biết rõ việc ACB ủy thác là chưa có hướng dẫn nhưng không có ý kiến ngăn cản. Việc này đã tạo điều kiện cho “siêu lừa 250 triệu USD” Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt tiền của các tổ chức và cá nhân gây thiệt hại hơn 718 tỉ đồng.

Theo PetroTime