Gần đến ngày 23 tháng Chạp, người dân làng Thủy Trầm (Tuy Lộc, Cẩm Khê, Phú Thọ) tất bật quăng lưới, tát ao bắt cá chép đỏ để làm “phương tiện” cho ông Táo về trời.

Tục lệ tiễn ông Công ông Táo về trời, cùng quan niệm cá chép đỏ đem lại may mắn khiến nghề nuôi loại cá này ở Thủy Trầm ngày càng phát triển. 

{keywords}

Người dân nơi đây cho biết, nghề nuôi cá chép đỏ đã có ở Thủy Trầm từ hơn 30 năm nay. Cánh đồng rộng hàng chục ha của làng, hầu hết để đào ao thả cá. 

{keywords}

Cá giống bắt đầu nuôi từ tháng 6. Người nuôi chăm sóc sao cho cá lớn không quá nhanh để đến khi thu hoạch cá bằng ba ngón tay là vừa đẹp. Nuôi cá cả năm bán trong một ngày nên dù thời tiết lạnh giá người nông dân vẫn phải dầm mình từ sáng sớm đến đêm khuya thu hoạch cá. 

{keywords}

Anh Nguyễn Văn Hiệp là một trong những “đại gia cá đỏ” của Thủy Trầm. Gia đình anh có 5 ao nuôi và là đại lý thu mua cá trong làng. Mỗi năm, anh Hiệp xuất đi thị trường miền Bắc từ 2,5 – 3 tấn cá chép đỏ, thu nhập hơn 200 triệu đồng.

{keywords}

Cá chép đỏ bán dịp tết ông Táo nhỏ nên thường được nuôi lẫn với các loại cá giống khác.

{keywords}

Cá chép đỏ là giống cá Nhật Bản. Những con cá to khỏe  được giữ lại tạo giống cho mùa sau. 

{keywords}

Sau khi đánh bắt, cá được đưa tập trung để quen dần với môi trường chật hẹp.

{keywords}

Cá chép đỏ Thuỷ Trầm thường được khách hàng ưa chuộng hơn so với các nơi khác bởi giá cả cả hợp lý, cá khoẻ đẹp. 

{keywords}

Nhiều người có kinh nghiệm nuôi cá ở đây cho rằng do nguồn nước và khí hậu nên cá chép Thủy Trầm đỏ hơn nơi khác. 

{keywords}

Để đảm bảo cá không bị ngạt, chết, trước khi chuyển cá đi xa hàng trăm cây số, dân làng đưa cá về nuôi ép trong bể xi măng để tăng sức dẻo dai, thích nghi với môi trường mới

{keywords}

Từ rằm tháng Chạp, các thương lái từ Hà Nội, Vĩnh Phúc, Yên Bái đã về đặt hàng. Giá cá mua tại làng năm nay từ 70.000 – 80.000đ/kg tùy theo kích cỡ cá. Cá to giá lại thấp hơn cá nuôi vừa tầm. 

(Theo MTG)