Không chỉ là món khoái khẩu, ô mai còn được nhiều người yêu thích nhờ khả năng giải rượu, chữa bệnh. Tuy nhiên, nhiều người sẽ khiếp vía khi biết nguồn gốc của nhiều loại ô mai trên thị trường.
Sấu, quất thối thành ô mai thơm lừng
Quất thối, giập nát được phơi khô để làm ô mai |
Sau khi chôn nguyên liệu xuống hố, người ta phủ lớp muối lên. Cứ để như vậy
chừng 10 ngày khi sấu, quất, chanh chảy nước, bốc mùi, vỏ thâm xì rồi “vớt” lên.
Những chiếc hố đất sau khi được“vớt” hết những đống quả không hề được vệ sinh
bốc mùi nồng nặc, nước đọng đen ngòm. Lớp nilong trải đựng ủ sấu, quất, chanh
cũng không được vệ sinh mà chỉ phơi khô qua loa, để vài hôm lại cho ủ mẻ khác.
Sấu, quất, chanh sau khi phơi khô chỉ cần đóng gói vào bao là đem bán cho các cơ
sở khác làm ô mai, mứt. Người ta thu mua chỉ từ vài trăm ngàn đồng đến gần 1
triệu đồng 1 tấn quất, sấu nguyên liệu… Nhưng sau quá trình “chế biến” có thể
xuất xưởng tới vài triệu đồng/tấn, tùy từng loại quả.
Các cửa hàng bán ô mai sau khi nhập hoa quả mặn từ đây về sẽ thông qua một số
công đoạn như làm ngọt, xào đường, trộn gừng… Mỗi bao tải ô mai sẽ được người
bán san ra thành các gói nhỏ, đóng kèm thêm nhãn mác, ngay lập tức “hô biến”
thành ô mai “sạch” đưa đi tiêu thụ.
Ô mai Trung Quốc cực độc
Không chỉ bất an về ô mai bẩn trong nước, người tiêu dùng còn lo lắng về nguồn ô
mai nhập lậu. Dịp tết là thời điểm thuận lợi cho các mặt hàng bánh kẹo, ô mai,
mứt Trung Quốc kém chất lượng, độc hại trà trộn vào nước ta.
Ô mai nhập lậu được bày bán tràn lan ở chợ |
Sáng 5/1, lực lượng chức năng TP. Hà Nội bắt giữ 2 xe tải vận chuyển khoảng 20
tấn mì chính, ô mai nhập lậu từ Trung Quốc. Toàn bộ số hàng này đang trên đường
vận chuyển từ biên giới Trung Quốc về Thủ đô tiêu thụ.
Trước đó, ngày 26/12/2013, các nhà chức trách Hà Nội đã tịch thu tại một kho
hàng ở Ninh Hiệp, Gia Lâm hơn 50 tấn bánh kẹo, ô mai Trung Quốc. Phần lớn số
hàng nhập lậu trên được đóng trong hàng nghìn thùng carton, bao tải, gắn mác
Trung Quốc. Nhân viên có mặt tại kho hàng không xuất trình được các hóa đơn
chứng từ chứng minh nguồn gốc của lô hàng trên.
Điều đáng nói là gần đây ô mai Trung Quốc bị phát hiện chứa nhiều chất cực độc.
Hồi đầu năm 2012, dư luận chấn động về vụ việc ô mai Trung Quốc được tẩm các
loại chất phụ gia, hóa chất có thể gây ung thư. Theo thông tin của Đài truyền
hình trung ương Trung Quốc CCTV, ô mai của 3 công ty thực phẩm uy tín tại thành
phố Hàng Châu chứa một lượng lớn các chất phụ gia như chất tạo ngọt saccharin,
sodium cyclamate; chất tạo màu carmine, amaranth; chất tẩy trắng và bảo quản
sulfur dioxide. Liều lượng chất phụ gia có trong các sản phẩm này cao gấp ba lần
quy định của các cơ quan chức năng.
Vào tháng 8 năm 2012, Sở Y tế công cộng bang California, Mỹ đã phát hiện lượng
chì cực lớn trong 14 loại ô mai gừng, mận được nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan
và Hồng Kông.
Cuối năm 2009, một số quốc gia trên thế giới đã phát hiện và cảnh báo người tiêu
dùng không nên sử dụng ô mai nguồn gốc Trung Quốc vì sản phẩm có chứa hàm lượng
chì vượt quá giới hạn cho phép.
Ô mai có thể gây ung thư
Nguồn gốc nhập nhằng, quá trình sơ chế mất vệ sinh… đang khiến ô mai trở thành
một trong những món ăn có khả năng gây ngộ độc thực phẩm cao.
PGS.TS Phan Thị Sửu - GĐ Trung tâm Kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm (Hội khoa
học An toàn thực phẩm Việt Nam) cho biết trên báo PNTĐ, ngày càng nhiều loại ô
mai mới, trong nước không sản xuất, chủ yếu được nhập lậu như các loại xí muội,
hồng đào...
Nhấm nháp ô mai có thể ăn luôn chất độc vào người |
Sản phẩm càng có màu sắc lòe loẹt càng độc hại vì có thêm các loại phụ gia, phẩm
màu. Phẩm màu trôi nổi là tác nhân gây nhiều loại bệnh cho gan, thận, về lâu dài
gây ung thư cho người sử dụng. Ô mai không nguồn gốc thường có vị mặn quá hoặc
ngọt quá. Ô mai mặn cao, nếu ăn thường xuyên sẽ tạo thành thói quen ăn mặn, thừa
muối, nguy cơ tăng huyết áp sớm.
Còn độ ngọt của ô mai không phải do đường kính mà chủ yếu nhờ đường hóa học hoặc
các chất tạo ngọt. Năm 2012, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) thông tin,
65/90 mẫu ô mai xí muội được lấy làm xét nghiệm trên cả nước sử dụng đường
sarcarine vượt quá giới hạn cho phép, 13 mẫu sử dụng cyclamate, một loại chất
tạo ngọt bị cấm sử dụng.
Ngoài ra, ô mai còn có chất tẩy trắng, chất tạo hương, chất tẩy nấm mốc, sát
trùng... không đúng liều lượng, không đúng chủng loại, không đảm bảo độ tinh
khiết… vô cùng độc hại. Chính vì lý do đó mà các loại ô mai để trong môi trường
ẩm thấp, nóng nực thời gian dài nhưng không hề bị chảy nước, bị mốc hay thối
rữa.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, người tiêu dùng chỉ nên mua ô mai tại những
cơ sở sản xuất uy tín, có nguồn gốc xuất xứ, thời hạn sử dụng, thành phần... rõ
ràng.
Hạnh Nguyên (Tổng hợp)