Sản phẩm của cuộc "hôn phối" giữa đào Nhật Tân và đào Đà Lạt với những bích đào, hồng đào, liễu đào... rất độc đáo ấy được gọi là “hoa đào Mười Lời”.

Chủ nhân vườn hoa - anh Bùi Văn Sang (con trai ông Mười Lời - Bùi Văn Lời) - cũng đang tất bật với bao nhiêu là việc: Nào là chọn những tác phẩm hoa - cây cảnh đặc biệt để mang đi triển lãm ở TP HCM, chuẩn bị khoảng 30 gốc đào để chưng ở Hội Hoa xuân TP Đà Lạt...; rồi nào là nhắc người làm công đưa những chậu đào của khách hàng gửi sau tết năm ngoái đến nhà cho họ, rồi còn phải tiếp đón khách hàng đến mua hoa... Ấy nhưng, mới đây, khi chúng tôi ghé thăm với ý định chụp vài bức ảnh, anh Bùi Văn Sang gần như gác lại mọi thứ để nói chuyện với chúng tôi về cuộc hôn phối kỳ diệu giữa hoa đào Nhật Tân Hà Nội với hoa đào Đà Lạt “xảy ra” cách nay gần 20 năm mà bố của anh, ông Bùi Văn Lời (Mười Lời), một nông dân chính hiệu, là tác giả.

{keywords}

Chủ nhân thung lũng hoa đào Mười Lời hiện nay - anh Bùi Văn Sang

{keywords}

Hội hoa xuân Đà Lạt năm nay sẽ có sự góp mặt của 30 gốc đào “Mười Lời”

{keywords}

Gốc đào này được ghép từ 5 giống hoa: Hồng đào, bạch đào, mận tam hoa, bích đào và liễu đào

{keywords}

Đưa đào cổ thụ lên xe

Đến lúc này, người ta gọi sản phẩm của cuộc hôn phối cách nay gần hai mươi năm giữa đào Nhật Tân và đào Đà Lạt với những bích đào, hồng đào, liễu đào... rất độc đáo ấy là “hoa đào Mười Lời”. Trước đây, ông Mười Lời rất nổi tiếng bởi kỹ thuật ghép cây, nhất là các giống đào; nổi tiếng đến nỗi các nhà khoa học cũng phải “bái phục”. Con trai ông Bùi Văn Lời, anh Bùi Văn Sang nói: “Những thứ hoa đào ấy không phải đào Hà Nội mà cũng chẳng phải đào Đà Lạt. Sau khi ba mất (2009), các thứ đào do cụ ghép trước đây vẫn được tôi “duy trì nòi giống” cho đến tận bây giờ. Hơn thế, với riêng tôi, ngoài việc duy trì các giống đào của ông cụ, tôi còn muốn “chơi cây” theo một hướng khác hơn là sưu tầm những gốc đào lạ và hiếm của xứ hoa Đà Lạt để bổ sung vào bộ sưu tập “hoa đào Mười Lời”. Và đến tết này, tôi đã sưu tập được vài gốc rồi.

(Theo Báo Lâm Đồng)