Campuchia được biết đến là một quốc gia nghèo, đang phát triển với trình độ khoa học kỹ thuật còn lạc hậu nên thông tin này cũng khiến không ít người tỏ ra hoài nghi.

Công ty Heng Development Company của Campuchia vừa ra mắt chiếc xe điện mang tên ngôi đền cổ Angkor - Angkor EV 2013. Sản phẩm chạy được 60km/giờ.

Theo nhận định của trang green.autoblog, Angkor EV sẽ có 2 chỗ ngồi với thiết kế cửa mở theo chiều dọc và ngoại hình có thể giống chiếc minivan Nissan Quest.

Hồi tháng 3/2011, công ty Heng Development Company và kỹ sư Nhean Phaloe cùng Chou Leang Alliance Group đã ký thỏa thuận xây dựng nhà máy sản xuất Angkor tại quận Takhmao, tỉnh Kandal, Campuchia trị giá 20 triệu USD, để phục vụ kế hoạch sản xuất từ 500 - 1.000 chiếc xe và sẽ được chia theo tỉ lệ 80/20 tương ứng cho các bên. Theo đó, ông Nhean Phaloek sẽ nhập máy móc và một số linh kiện từ Trung Quốc, cũng như công nghệ khác từ Đức để sản xuất xe Angkor.

{keywords}

Angkor EV

Ngay lập tức, thông tin về “đứa con lai” này thu hút được sự chú ý của rất nhiều bạn đọc. “Vẫn biết là xe này có nhiều đồ Trung Quốc trong đó nhưng mình vẫn khâm phục Campuchia vì đã dạy cho Việt Nam ta thấy được làm kinh tế vĩ mô là như thế nào. Có một điều quá đơn giản là muốn phát triển một sản phẩm gì mà không có thị trường đủ lớn thì có ai dám đổ tiền xây dựng nhà máy không? Nếu muốn thua lỗ, phá sản thì cứ làm còn nếu muốn vừa làm vừa chờ cơ hội thì tình hình chỉ được như hiện nay. Thế thôi.

Thị trường cũng giống như một cái bánh. Tất cả nếu muốn có phần thì phải năng nổ, xông xáo vào mà tranh phần. Ngành công nghiệp ô tô cũng vậy. Phải như thế thì mới phát triển được. Hiện nay, ngành công nghiệp ô tô trong nước hiện nay quá trì trệ và còn bảo hộ quá nhiều. Như vậy việc thất bại cũng đâu có gì lạ. Thất bại thì không đáng sợ bằng không có ai chịu trách nhiệm cho thất bại”, độc giả David Thái khen ngợi.

Từ lâu, Campuchia được biết đến là một quốc gia nghèo, đang phát triển với trình độ khoa học kỹ thuật còn lạc hậu nên thông tin này cũng khiến không ít người tỏ ra hoài nghi.

Độc giả hoangnguyetanh…@yahoo.com bày tỏ quan điểm khi nghe thông tin: “Về cái xe Angkor này, không hiểu các vị nghĩ như thế nào nhưng tôi lại có 1 số nghi ngờ. Bởi lẽ, ở Đông Nam Á có nhiều nước có trình độ cơ khí cao hơn Campuchia rất nhiều, như Thái Lan, Indonexia, Singapore nhưng tại sao họ vẫn chưa tuyên bố là tự chế được xe ô tô điện? Kĩ thuật của Campuchia còn rất yếu, không có các nhà máy cơ khí chính xác, thậm chí không có các nhà máy lắp ráp gia công, không có hãng lớn nào dám đặt nhà máy lắp ráp gia công ở đó cả (có ai nghe thấy điện thoại, laptop, tivi, tủ lạnh made in Campuchia ko?). Do đó, cái xe này có thể là 1 mẫu concept do 1 người Campuchia thiết kế, nhưng đặt gia công chế tạo tại... Trung Quốc. Giờ Campuchia quan hệ với Trung Quốc thế nào thì..chắc ai cũng biết”.

{keywords}

Nhà sáng chế Nhean Phaloek và chiếc xe Angkor đầu tiên của ông

Nick name không ngại ngần phản bác: “Có gì hay ho đâu mà tung hô nhiều vậy nhỉ? Chỉ là một sản phẩm lắp ráp với những chi tiết nhặt nhạnh từ nước ngoài thôi mà. Việt Nam ta bao năm qua chẳng vẫn đang làm những việc đó hay sao?”.

Dù còn khá nhiều ý kiến không đồng thuận, hoài nghi về chiếc xe điện giá 5.000 USD này nhưng “đứa con không thuần chủng” với giá “bèo” này cũng được khá nhiều người ủng hộ, khen ngợi. Đây được coi là thành tựu lớn của ngành chế tạo còn non trẻ của Campuchia, đất nước vốn phụ thuộc nhiều vào hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc, Thái Lan.

Theo Soha