Với một sắc đen vĩnh hằng cùng thời gian, chiếc ghế có mặt rộng bằng cả chiếc bàn to, bóng nhẫy loang loáng. Chẳng có ai có thể ngờ được chiếc ghế đá "khủng" nhất Hà Nội lại nằm ở một nơi mà nhiều người biết đến thế.

{keywords}

Vòng quanh Hồ Gươm có không biết bao nhiêu dấu ấn lịch sử của đất nước, không kể đến những Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, tháp Bút, tháp Hòa Phong… đã quá nổi tiếng thì vẫn còn đó cây lộc vừng 9 gốc nằm đối diện Tổng công ty Điện lực Hà Nội; cây đa 200 năm tuổi nằm trong khuôn viên Báo Nhân dân; Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục - Quảng trường trước kia được mang tên phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục... thì có một vật ít "nổi tiếng" đã tồn tại hàng chục năm - đó là chiếc ghế đá in màu thời gian lãng đãng mà ít ai có thể biết đến nó là một vật chứng bị lãng quên cùng năm tháng nằm ở vườn hoa trước cửa Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam (số 16, Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm).

{keywords}

Với một sắc đen vĩnh hằng cùng thời gian, chiếc ghế có mặt rộng bằng cả chiếc bàn to, bóng nhẫy và loang loáng. Chẳng có ai có thể ngờ được chiếc ghế đá "khủng" nhất Hà Nội lại nằm ở một nơi mà nhiều người biết đến thế. Ngày qua - tháng lại chiếc ghế đá không tên, không tuổi nằm lặng lẽ trên phố Lê Thái Tổ, giữa hai cây sấu số 72 và 74 già cỗi, nhìn thẳng ra phía tháp Rùa ở Hồ Gươm.

{keywords}

Chính xác thì có thể gọi nó là một cái bàn đá, nhưng đã từ rất lâu nay người dân vẫn hay ngồi nên gọi là ghế đá. Cụ bà Nguyễn Thị Quỳnh (65 tuổi), nhà ở phường Hàng Trống cho biết, bà không nhớ chiếc ghế đá này có từ khi nào, chỉ biết ngày nhỏ bà và các bạn cùng trang lứa hay nô đùa trên chiếc ghế đá này. "Khoảng những năm đầu thập niên 70, thời kì giặc Mỹ đánh phá miền Bắc ác liệt, tôi cùng mấy anh em cùng khu phố thường ra Hồ Gươm mò cua bắt ốc. Lội chán dưới hồ thì lên bờ ra chiếc ghế đá này nằm phơi bụng nghỉ ngơi. Trước ở khu vực này có nhiều lắm nhưng đến nay không biết đã được di chuyển đi đâu hết chỉ còn lại duy nhất chiếc này", cụ Vân, 85 tuổi nhà ở gần khu vực hồ cho biết.

{keywords}

Chiếc ghế không có vai tựa nên có thể ngồi được cả hai bên. Nếu ngồi xoay lưng vào nhau, thì đủ chỗ cho… 10 người cùng một lúc. Chiều rộng chính xác của mặt ghế là 80cm, còn chiều dài vào khoảng 1m8 và có độ dày 18cm. Phiến đá làm mặt ghế là đá xanh nguyên khối, trải qua quãng thời gian hàng chục năm với hàng triệu lượt người ngồi lên, đã lên nước bóng loáng. Chân ghế cũng là đá xanh nguyên khối, cao 60cm, khoét khuyết hai đầu, cực kỳ chắc chắn. Trọng lượng của cả chiếc ghế ước phải đến cả tấn (dù chưa ai đem cân lên bao giờ).

{keywords}

Theo ông Trần Văn Hà (63 tuổi) đã gần 25 năm sửa xe cạnh ghế đá này thì ngày xưa ở vườn hoa Chí Linh (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ - PV) cũng có một chiếc ghế đá có kiểu dáng tương tự nhưng ngắn hơn. Nay thì chiếc ghế đá đó không còn nữa và chiếc ghế đá này trở thành chiếc duy nhất còn lại.

{keywords}

"Ngày xưa tôi có nghe ông nội tôi kể lại, chiếc ghế đá này nằm trong hệ thống các công trình được xây từ thời Pháp như khách sạn Phú Gia, Tòa nhà quốc hội khóa I, Câu lạc bộ Thống Nhất nay là Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam... Người ta xây nhà xong đặt luôn ghế đá để các công chức mỗi lần giải lao ra đây ngồi nghỉ ngơi, hóng mát" - ông Hà cho biết.

{keywords}

Đầu mùa hạ, không khí Hà Nội còn mát mẻ, trong khoảng thời gian mà hàng sấu ở Hà Nội vào mùa rụng lá, đi trên đường Lê Thái Tổ, đoạn đường đẹp vào loại bậc nhất ở ven hồ Hà Nội, chiếc ghế đá "cổ" luôn được bao bọc bởi thiên nhiên. Dừng chân bên chiếc ghế đá in hằn màu thời gian lãng đãng, nhìn ra phía bờ Hồ thấy Tháp Rùa ẩn hiện sau những tán lá cùng những tia nắng ban mai ửng hồng thấy những đôi chân tản bộ của người Hà Nội có một cảm giác khoan thai đến lạ lùng.

{keywords}

Hiện nay, chiếc ghế đá "khủng" này phục vụ cho những người đứng đợi xe buýt ở cái trạm gần đó - trong lúc chờ, người ta thường tranh thủ tới nghỉ chân. Và là nơi nghỉ chân của người dân xung quanh bờ Hồ mỗi khi tản bộ qua đây. Mặt ghế giờ cũng đã bắt đầu hằn lên dấu vết tháng năm, những vết nứt ngang, dọc xuất hiện đã dày… nhưng dù sao thì ghế vẫn còn rất chắc chắn, ngày này qua ngày khác vẫn lặng lẽ và cần mẫn phục vụ người Hà Nội, như khẳng định sự trường tồn của mình.

(Theo Lao Động)