Thị trường chứng khoán đang bước vào giai đoạn hồi phục vất vả với những trồi sụt thất thường cùng những nhân tố bất ngờ không thuận chiều. Tuy nhiên, nếu nhìn vào những cú ngược dòng ấn tượng của không ít cổ phiếu nhà đầu tư sẽ thấy được cơ hội từ các cổ phiếu và DN tốt.

Những cú ngược dòng

Sau 3 phiên giao dịch gần nhất, tổng khối lượng cổ phiếu FLC được giao dịch lên tới hơn 30 triệu, tương đương 20% vốn điều lệ. Điều này cho thấy, một lượng vốn không nhỏ, khoảng 20% và có thể cao hơn của FLC được nắm giữ bởi những NĐT thích lướt sóng.

Vấn đề ở đây không phải là, cổ phiếu được lướt sóng nhiều thì tốt hay xấu, Thực tế, ttrong số những cổ phiếu có thanh khoản thấp, cũng có cả những cổ phiếu thuộc không ai muốn bán (như VNM của Vinamilk) và những cổ phiếu thuộc diện… bị lãng quên. Vấn đề ở đây là, những dòng vốn ngắn ấy đã làm được gì cho FLC?

{keywords}

Trước hiện tượng này, các chuyên gia tài chính ví von: “không phải tòa lâu đài nào xây bằng cát cũng mong manh trước sóng biển. Vấn đề là, cần tạo ra một chất kết dính để tạo thành một khối bền vững. TTCK chính là chất kết dính biến dòng vốn ngắn hạn trở thành nguồn tiền bất tận, tạo nên một nền tảng phát triển bền vững. Tất nhiên, để làm được điều này, bản thân mỗi DN niêm yết phải biết tận dụng được cơ hội bứt phá. Điều đó không chỉ có ý nghĩa với DN và còn giúp sức hút của TTCK tăng lên rất nhiều.

Trái ngược với tình trạng ạm đảm, thanh khoản ở mức yếu chung trên thị trường, nhiều cổ phiếu vẫn chứng kiến một đợt bứt phá đáng kể. TSC - Vật tư kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ qua 4 phiên tăng gần 24%. BBC của Bibica cũng có 4/5 phiên tăng giá gần 19%; VSI - Waseco - HTL cùng tăng khoảng 15%. Các DN nhỏ như VTL - Vang Thăng Long tăng 33%; PPP - Dược Phong Phú tăng 29-30%..

Điểm chung của các DN có cổ phiếu tăng mạnh đều có kết quả kinh doanh tốt trong quý vừa qua và có triển vọng tốt trong dài hạn. Điểm khá thú vị là một số DN thuộc nhóm BĐS và xây dựng cũng tăng mạnh như FLC… khi được giới đầu tư kỳ vọng bởi sự phát triển ấn tượng trong bối cảnh BĐS trầm lắng. Các DN có nhiều dự án mới và quỹ đất tương đối lớn.

Nói về điều này, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch FLC cho rằng: Có những vấn đề tưởng chừng như rất cơ bản của TTCK nhưng đôi lúc đã bị lãng quên: vai trò của TTCK là gì?

“Kênh dẫn vốn cho nền kinh tế, biến dòng vốn ngắn hạn thành vốn dài hạn để phục vụ nền kinh tế và tạo kênh thanh khoản đồng vốn cho thị trường – là vai trò quan trọng nhất của TTCK. Điều này có nghĩa là, việc một DN tham gia vào TTCK sẽ chẳng có ý nghĩa gì, nếu cổ đông không dễ dàng giao dịch được chứng khoán của mình khi cần thiết; nếu DN niêm yết từ năm này sang năm khác mà không thể huy động vốn trên thị trường.

Từ câu chuyện này nhìn lại những trường hợp huy niêm yết như chuyện của ông vua tôm – Thủy sản Minh Phú muốn hủy niêm yết DN để thuận lợi hơn cho việc phát hành riêng lẻ quả là một câu chuyện buồn của TTCK.

Chứng khoán sống lại từ mỗi tế bào DN

Theo ông Quyết, sẽ không một ông chủ nào sẵn sàng muốn niêm yết cổ phiếu để mỗi năm phải tốn thêm lượng chi phí không nhỏ phục vụ công tác lưu ký, chốt sổ sách, hay phải thực hiện hàng loạt nghĩa vụ công bố thông tin nghiêm ngặt chỉ… để chơi. Tối thiểu là uy tín phục vụ hoạt động kinh doanh, nếu không phải là thanh khoản cổ phiếu và mục tiêu huy động vốn.

Một DN muốn thành công khi quyết định niêm yết cổ phiếu phải là DN tốt nhưng hơn thế phải hiểu và tận dụng được đầy đủ chức năng của TTCK.

3 năm trước, khi cổ phiếu FLC chưa niêm yết, hỏi FLC là ai, có lẽ không quá nhiều người biết. Giờ đây, trên TTCK, FLC đã phổ biến. Công cụ tìm kiếm của Google sẽ cho ra hơn 3,4 triệu kết quả chỉ trong vòng 0,24 giây với từ khóa “FLC”. Lẽ dĩ nhiên, biết tên, người ta cũng biết luôn những dự án mà Công ty đang làm. Đó là một lợi thế về marketing không nhỏ mà TTCK đã mang lại cho DN.

{keywords}
Huy động vốn qua chứng khoán thành công, DN hãy bắt đầu từ chính mình.

3 năm trước, quy mô FLC vẫn còn quá khiêm tốn, vốn điều lệ chưa tới 200 tỷ đồng với dự án chủ đạo nhất là FLC Landmark Tower. Giờ đây, qua TTCK, FLC được biết đến là DN ngàn tỷ và với hàng loạt dự án lớn, quy mô đầu tư lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng cùng quỹ đất hàng nghìn ha có giá trị lớn hơn nhiều con số trên sổ sách.

Theo các chuyên gia, để thành công trên TTCK cần phải làm tốt hai điều: tận dụng được nguồn vốn trên TTCK và tìm thấy cơ hội kinh doanh.

Đơn giản, sẽ không có nhiều NĐT đại chúng muốn bỏ tiền vào 1 doanh nghiệp, nếu họ cảm thấy không chắc chắn về tương lai đồng vốn mình đã góp vào doanh nghiệp ấy. Và, trong điều kiện thông thường, một NĐT cá nhân có thể không chờ đợi được tới 5 năm, khi dự án mà họ đã góp vốn cho FLC hoàn vốn và có lãi. Thế nhưng, khi NĐT tin tưởng về danh mục các dự án tiềm năng, hiệu quả; tin tưởng vào mã cổ phiếu mà bất kỳ lúc nào, NĐT muốn thoái vốn, đều có thể làm được, thì dù có chút mạo hiểm với yếu tố may rủi của thị trường chung, họ vẫn sẵn sàng. Yếu tố cuối cùng, dù không hẳn do DN quyết định, nhưng lại ảnh hưởng sống còn đến khả năng thành công của đợt phát hành là giá cổ phiếu tại thời điểm phát hành.

Để có 3 yếu tố này, bên cạnh nội lực của DN là dự án tốt, tài sản có giá trị; thì thông tin đóng vai trò quyết định. Truyền thông để công chúng đầu tư nắm bắt thông tin, hiểu được, định giá chuẩn, để từ đó, NĐT không dễ dàng bán rẻ cổ phiếu, tin tưởng hơn vào tương lai DN, theo đuổi và ủng hộ các quyết định lãnh đạo DN.

TTCK đã tạo sẵn cơ hội để biến những DN có tiềm lực từ cậu bé 3 tuổi trở thành Thánh Gióng. Điều quan trọng là, DN có gì để tận dụng sức mạnh đó của thị trường. Nếu như, mỗi DN niêm yết đều tận dụng cơ hội vốn của thị trường, thì có lẽ, những trường hợp như Thủy sản Minh Phú sẽ không còn nữa. Vấn đề huy động vốn thành công, đôi khi đừng trách cơ quan quản lý chưa có chính sách hỗ trợ phù hợp, mà hãy bắt đầu từ chính mỗi DN niêm yết.

Hồng Vinh