Được quảng cáo mang lại tác dụng không ngờ, những loại kem trộn trắng da bán kèm công thức pha chế chưa được thẩm định đang được một bộ phận người tiêu dùng đón nhận.

{keywords}

Trên thị trường hiện nay, giá một số loại kem trộn làm trắng, dưỡng ẩm, tẩy tế bào chết đều khá “mềm”. Ngoài giới thiệu là hàng tự trộn bằng nguyên liệu ngoại nhập (thường là Thái Lan), người bán còn bảo hành cả về uy tín, chất lượng. Một hũ kem trộn 100 gr được cho là dưỡng trắng cực nhanh có giá 85.000 đồng. Loại dưỡng ẩm 70.000 đồng/hũ, tẩy tế bào chết 80.000 đồng. Trong ảnh: Kem trộn được bán tại một cửa hàng trong ngách nhỏ trên phố Nguyễn Chí Thanh (quận Đống Đa, Hà Nội).


{keywords}

Chủ shop online rao bán nguyên liệu kem trộn trên một diễn đàn mua sắm đình đám khẳng định: “Các nguyên liệu này đều là hàng nhập từ Thái Lan hoặc hàng do công ty trong nước sản xuất, đảm bảo không phải hàng Trung Quốc. Nếu kết hợp đúng theo công thức shop đã đăng tải thì thế nào cũng cho kết quả tốt”.


{keywords}

Có những loại kem trộn được người bán quảng cáo là “kem cốt Thái Lan” - nguyên liệu làm ra kem trộn cao cấp. Người bán cũng quảng cáo loại hàng này có đủ tác dụng như dưỡng trắng siêu tốc, xóa bỏ vết thâm nám, chống lão hóa, trị mụn, chống nắng.


{keywords}

Để lấy được lòng tin cúa khách, nhiều shop còn đăng kèm công thức pha chế kem. Cách chế các loại kem này thường khá dễ dàng, khách hàng có thể tự mua nguyên liệu về làm. Một trong những công thức là dùng các loại kem PC, Thanh Hiền, Thanh Thảo, Vitamin E Naco, Ngọc Trai, 12 viên Vitamin, Cô giái Nhật, Tóc xù … trộn chung với nhau. Chi phí cho nguyên liệu để làm hũ kem 530gr chỉ 61.000 đồng. Loại nguyên liệu rẻ nhất 2.000 đồng, đắt 15.000 đồng. Kem Tuyết Lan được giới thiệu làm từ 4 loại kem khác nhau có xuất xứ Thái Lan.


{keywords}

Hộp kem cô gái Nhật được người bán giới thiệu là nhập khẩu từ Thái Lan nhưng trên bao bì lại in chữ Trung Quốc, không có thông tin về thành phần hóa học.


{keywords}

 Một hũ kem trộn được người bán giới thiệu là có công dụng dưỡng trắng, trị thâm nám hiệu quả.


{keywords}

Chị Thanh, một người từng sử dụng kem trộn tâm sự, trước đây đã từng đọc và làm theo hướng dẫn trộn kem của một shop online trên mạng. “Thấy công thức hay, toàn phối từ các loại kem quen thuộc thuộc như Nivea, Hazeline, kem E 100, Johnson… và một số loại thuốc kháng sinh Asprin nên mình làm theo”. Ban đầu, chị thấy da trắng mịn, các vết thâm nám giảm rõ rệt. Nhưng sau khi ngưng sử dụng, gương mặt chị nổi nhiều mụn, khô rát. Đến bệnh viện da liễu khám, chị được bác sĩ cho biết, đó là hậu quả của kem trộn. “Rất may là mình mới dùng kem chưa lâu nên chỉ bị lên mụn một thời gian. Sau khi làm theo chỉ dẫn của bác sĩ, hiện làn da đã phần nào được cải thiện”, chị Thanh nói.


{keywords}

Ngoài kem trộn giá rẻ, thị trường còn xuất hiện bột trị mụn siêu tốc, giá mỗi gói chỉ 4.000 đồng.


{keywords}

Các loại kem bán trên thị trường hiện tại phần lớn đều được quảng cáo làm trắng siêu tốc - đánh vào tâm lý ham mê làm đẹp của chị em.

 

 {keywords}

Một số loại kem khác được khoác áo kem trộn lotion cao cấp, được trộn tay và nhập khẩu từ Thái Lan, có tác dụng dưỡng trắng, giúp da mịn màng nhanh chóng, với mức giá 1.5 triệu đồng/hũ.

{keywords}

Tuy nhiên chất lượng thực tế của nhiều loại kem trộn, làm trắng da trên thị trường vẫn chưa được một cơ quan chức năng nào đứng ra thẩm định.


Nội dung Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Mạnh Hùng - Phó giám đốc bệnh viện Da liễu Hà Nội cho biết, kem trộn là những kem không rõ nguồn gốc, thường bán ở các shop mỹ phẩm hoặc ngoài chợ. Người bán có thể chế kem từ nhiều loại mỹ phẩm có nguồn gốc không đảm bảo, hoặc được sản xuất ở Trung Quốc. Thậm chí, có loại kem trộn được chế từ các loại thuốc tây. Thành phần của các loại kem trộn hầu hết đều có corticoid. Hoạt chất này có thể làm trắng, mịn da trong thời gian đầu sử dụng. Tuy nhiên, nếu sử dụng kéo dài từ 3 tuần trở lên sẽ xuất hiện tác dụng phụ. Ban đầu, người dùng có thể bị nổi mụn, sau đó xuất hiện các biểu hiện khác như dạn, sạm da, rối loạn sắc tố da.

Bác sĩ Hùng cũng đưa ra lời cảnh báo, quảng cáo của nhà sản xuất kem trộn đều không đảm bảo và chưa được thẩm định. Người sản xuất kem trộn, bản thân họ không phải là chuyên gia mỹ phẩm hay bác sỹ da liễu, nên đôi khi chính họ cũng không biết tác dụng của các loại kem trộn và các thành phần hóa học cấu tạo nên nó. Vì vậy, những quảng cáo về nguyên liệu trộn kem được chiết xuất từ nhân sâm, ngọc trai, lotion đều là mánh khóe lừa đảo của người bán. Người tiêu dùng không nên nghe theo mà đánh cược với sức khỏe của mình.

(Theo Zing)