Qua kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều cá thể động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm đang bị nuôi nhốt cùng nhiều sản phẩm động vật hoang dã khác.

Kiểm tra nhà ông Trần Minh Thạch (số 44/8, khu phố 7 đường TA 6, phường Thới An, quận 12, TPHCM), đoàn kiểm tra đã phát hiện nhiều cá thể động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm đang bị nuôi nhốt cùng nhiều sản phẩm động vật hoang dã khác. 

Bước đầu cơ quan cảnh sát nghi nhận: 1 sóc đen, 1 kỳ tôm, 7 gà Lôi Hông Tía và nhiều sản phẩm khác được cất trong một tủ lạnh khoảng 40 lít. Ngoài ra còn có ước tính khoảng 27kg các sản phầm gồm: một khối thịt gấu còn lông, một con chồn, một con dúi và một khối thịt heo rừng đã đốt lông. 

{keywords}
Gà lôi bị thu giữ

Ông Thạch khai nhận: 7 con gà lôi Hông Tía đang nuôi nhốt trong nhà là do đối tượng mua trứng về ấp nở để nuôi làm cảnh. Tuy nhiên tại nhà Thạch, cơ quan điều tra không phát hiện được bất cứ phương tiện nào có khả năng được sử dụng làm dung cụ ấp trứng đồng thời điều kiện nuôi nhốt là tạm bợ, không phù hợp với hình thức nuôi vì mục đích làm cảnh. Các cá thể và sản phẩm động vật hoang dã còn lại được khai nhận là mua về để bán.

Tại số 59/43/9, Ấp 3, Đông Thạnh, Hoóc Môn, cơ quan điều tra cũng tiến hành kiểm tra hộ ông Võ Quốc Quang, sinh 1979 và tịch thu 1 con cầy gấm. Theo tiến sỹ Hoàng Minh Đức, viện phó viện sinh thái học miền Nam “ở Việt Nam đây là loài cực kì hiếm”. Cầy gấm làm loài được bảo vệ thuộc nhóm IIB, là nhóm hạn chế khai thác, tuy nhiên các nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy loài cầy gấm là loài đặc biệt quý hiếm, có giá trị khoa học cao, và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên. 

{keywords}
Cầy gấm đang có nguy cơ tuyệt chủng

Trong năm 2013 và nửa đầu 2014, Cục cảnh sát môi trường văn phòng Phía Nam đã liên tục có các hoạt động truy quét các đối tượng buôn bán, nuôi giữ và chế biến động vật hoang dã trái phép. Hoạt động truy quét tháng 9/2013 với số lượng các sản phẩm tương đương với 340 cá thể động vật hoang dã tại Đắk Nông. 

Điều này cũng cho thấy việc buôn bán trái phép động vật hoang dã đang ngày càng bị Việt Nam coi là một tội phạm nghiêm trọng hơn, nhất là trong hoàn cảnh trên thế giới dấy lên lo ngại về việc Việt Nam là điểm đến của động vật hoang dã trái phép như là sừng tê giác.

Khánh Linh