- Nhiều mặt hàng sữa trên thị trường đã bắt đầu rục rịch giảm theo lệnh áp trần của Bộ Tài chính. Đây là động thái tích cực tạo ra mặt bằng giá sữa mới.

Ngay từ chiều 2/6, tại Tp Hà Nội, Sở Tài chính cho biết, có 12 công ty phân phối sữa lớn phải đăng ký tới Sở bảng giá sữa tối đa như Công ty Dinh dưỡng thực phẩm Eneright, công ty CP sữa Sức sống Việt Nam, Công ty CP XNK Thuận Phát...

Tp Hồ Chí Minh có 8 nhà nhập khẩu sữa ngoại lớn như công ty TNHH Danone Việt Nam phân phối sữa Dumex của Malaysia, Công ty CP XNK Nam Dương phân phối sữa XO của Hàn Quốc, công ty CP TM-DV & sản xuất Hương Thuỷ phân phối sữa Meiji của Nhật Bản, Công ty TNHH Hùng Phương, phân phối sữa Insulac của Mỹ.

Công ty Cổ phần TMXS Tân Úc Việt sản xuất sữa Arti, Công ty THNN TM Chế biến thực phẩm Mai Phú Thành sản xuất sữa Nufitam, Fam XO, công ty Chế biến Tp TM Hoàng Khang sản xuất sữa Bobolac Fitalac. 8 công ty này sẽ phải đăng ký giá bán lẻ tối đa tới Sở Tài chính Tp HCM.

{keywords}

Nhiều mặt hàng sữa trên thị trường đã bắt đầu rục rịch giảm theo lệnh áp trần của Bộ Tài chính

Chị Oanh, nhân viên một cửa hàng sữa tại Hào Nam, quận Đống Đa, Hà Nội cho biết, một số hãng sữa đã yêu cầu giảm giá bán lẻ ngay trong hệ thống của mình từ ngày 20/6. Đó là hãng sữa Abbott và hãng sữa Mead Johnson. Ví dụ, sữa Enfamil A + 2 loại 900 của Mead Jonhson có giá trước đây là 488.000 đồng/hộp, nay đã giảm chỉ còn 417.000 đồng/hộp, giảm 71.000 đồng/hộp. Mặt hàng mới Enfagrow A + 3 360 độ Brain Plus có giá bán lẻ mới là 453.000 đồng/hộp, giảm gần 100.000 đồng/hộp.

Sữa Dielac Alpha HT 123 của Vinamilk trước đây có giá bán lẻ tại cửa hàng là 210.000 đồng/hộp, nhưng giờ, giá chỉ còn 190.000 đồng/hộp. Mặc dù mức giảm chỉ 20.000 đồng/hộp nhưng đây là mặt hàng gần như rẻ nhất trên thị trường sữa bột trẻ em dưới 6 tuổi.

Tuy nhiên, thông tin từ cửa hàng này cho hay, vẫn chưa nhận được thông tin nào từ Vinamilk về việc bù chênh lệch đối với lượng hàng tồn khi áp giá trần mới, đối với các mặt hàng còn lại ngoài 5 mặt hàng có tên trong danh sách áp trần "chuẩn" của Bộ Tài chính, ví dụ như dòng sữa Optimum. Do vậy, tính đến ngày 20/6, cửa hàng vẫn đang bán giá cũ, như Optimum số 1 có giá 379.000 đồng/hộp, số 2 có giá 373.000 đồng/hộp, số 3 là 362.000 đồng/hộp. Mức chênh lệch giữa giá cũ và giá mới lên tới 20.000-40.000 đồng/hộp.

Trao đổi với VietnamNet, ông Vũ Quốc Tuấn, Giám đốc đối ngoại và pháp lý, Công ty sữa Nestle cho hay, hãng không chịu trách nhiệm về việc giảm giá bán lẻ theo quy định "trần", vì đây là quyền kinh doanh và cạnh tranh của các đại lý, cửa hàng bán lẻ. Hãng chỉ đưa ra khuyến nghị giá bán lẻ, còn việc thực hiện như thế nào là do hệ thống phân phối chịu trách nhiệm chính. Nguyên nhân là do chính sách bán hàng của Netsle là mua đứt bán đoạn.

Theo khuyến nghị của hãng này, với mức tăng tối đa 15% so với giá bán buôn trần, sữa Lactogen complete 3 LE100-1 VN trọng lượng 900g của Nestle có giá thấp nhất thị trường mức 183.800 đồng/hộp. Mặt hàng NAN Pro 3 LEB047 Tin VN là mặt hàng có giá cao nhất của Neslte, dự kiến mức giá bán lẻ 384.000 đồng/hộp.

Bộ Tài chính cho hay, theo quy định, ngày 21/6 tất cả các mặt hàng sữa trẻ em dưới 6 tuổi thuộc đối tượng bình ổn, áp trần sẽ buộc phải giảm giá bán lẻ. Tất cả các cửa hàng bán lẻ sẽ phải niêm yết giá mới.

Hiện, đăng ký tới Bộ Tài chính giá bán buôn tối đa và giá bán lẻ khuyến nghị có 5 công ty. Số các công ty sữa còn lại đều thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương nên việc đăng ký giá thực hiện ở các Sở Tài chính địa phương.

Phạm Huyền