- Không chỉ dân thường bức xúc vì không kiểm soát được việc người nhà đèn có ghi đúng sản lượng điện tiêu dùng không?. Ở Hà Nội, đã có vị giám đốc Sở bỗng dưng phải trả tới 9 triệu đồng tiền điện trong một tháng qua.

Không bất thường nhưng vẫn khó hiểu

Một chuyên viên của Công ty Điện lựcHà Nội cho biết, từ 2 ngày nay, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đã đi kiểm tracụ thể ở các quận, huyện có phản ánh hiện tượng tăng tiền điện bất thường ở Sóc Sơn vàtiếp tục kiểm tra ở Hoàn Kiếm và Cầu Giấy.

Tuy nhiên, tại các đơn vị này, theo kếhoạch, đoàn công tác sẽ chỉ kiểm tra trên sổ sách giấy tờ, trên hệ thống để xemcó sai sót về mặt kỹ thuật hay không trong việc thống kê ghi sản lượng điện.

Trước đó, ngay sau khi có thông tin phảnánh tình trạng hoá đơn tiền điện tăng bất thường, EVN Hà Nội cũng đã xác minhnhưng không phát hiện có sai phạm nào. Đối với các hộ dân có phản ánh như ở quậnTây Hồ, Hoàn Kiếm, Tổng công ty này cho biết, công tơ điện được kiểm tra đều hoạtđộng bình thường, hoặc sai số trong giới hạn cho phép. Quá trình ghi chốt chỉ sốcông tơ, ghi hoá đơn không có sai sót gì.

Thế nhưng, những lời giải thích này vẫnkhông thể giải toả được nghi ngại trong dư luận về cách tính giá, cách ghi sốđiện hiện nay của ngành này.

{keywords}

Trước hết, có sự trùng hợp ngẫu nhiên khi trong tháng 5, 6, cùng lúc nhiều hộ gia đình ở Hà Nội gặp phải cảnh ngộ tăng hoá đơn tiền điện bất thường.

Anh Huy, một chủ hộ sống tại khu vực Cát Linh, quận Đống Đa kể: "Trung bình một tháng, gia đình thường chỉ dùng khoảng 400-450kWh điện, tốn khoảng 800.000- 900.000 đồng/tháng. Không hiểu sao, tháng 5, lượng điện tiêu thụ thấy ghi trong hoá đơn tăng vọt lên tới gần 900 kWh, tiền điện phải đóng tới hơn 2,1 triệu đồng/tháng".

Tự nhủ, có thể do ngày hè nắng nóng, bật điều hoà nhiều nên tốn tiền điện hơn nên anh Huy đành bấm bụng đóng tiền điện và dự tính, chờ tháng sau xem có gì bất thường không mới dám thắc mắc đến nhà đèn.

Một chuyên viên kể lại VietnamNet: "giám đốc Sở tôi cũng than phiền, thắc mắc vì không hiểu sao tiền điện tháng vừa rồi của gia đình lên tới tận 9 triệu đồng!"

Anh kể, theo tâm sự của "sếp", nhà rất ít người, chỉ có 2 vợ chồng và 1 đứa con, đồ điện gia dụng cũng bình thường như mọi nhà, có 1 điều hoà, có dùng bếp điện... nhưng theo cảm tính, khó có thể tiêu dùng lên con số 9 triệu đồng.

Sau câu chuyện này, được biết, nhân viên của Sở nọ cũng đang phải đi kiểm tra trường hợp tính giá điện cho nhà của vị giám đốc Sở trên.

Không kiểm soát được công tơ, người dân chịu thiệt

Chia sẻ với VietnamNet, anh Huy than thở: "Nếu có gian lận thì chúng tôi cũng khó kiện ngành điện. Lúc nhân viện ngành điện đến chốt chỉ số công tơ, gia đình không bao giờ được biết. Hầu hết, các công tơ điện đều nằm ở khu vực riêng, như treo trên cột, hoặc trong buồng điện tại các khu chung cư. Chỉ khi nào có hoá đơn thì mới biết lượng điện tiêu thụ của mình!"

Ông Đàm Tiến Thắng, Trưởng phòng Quản lý điện năng, Sở Công Thương Hà Nội nói:"Đây là một điểm bất cập. Người dân có quyền yêu cầu cán bộ ngành điện phải công bố việc chốt chỉ số công tơ. Ngược lại, ngành điện nên cải tiến việc ghi chốt số công tơ cho minh bạch, cần có thông bao ngay cho gia đình hộ dân về số công tơ mới. Nếu có gì bất thường, các hộ dân có thể kiểm tra được ngay và tiết kiệm hơn".

Tuy nhiên, ông cũng cho biết, không loại trừ hiện tượng gian lận, làm công tơ ngoài luồng để ăn cắp điện. Song, việc này chỉ nghe nói, chứ thực tế, chưa bắt được vụ nào.

Theo cách tính giá điện bậc thang luỹ tiến hiện nay, càng tiêu dùng nhiều điện, đơn giá càng cao thì các thủ thuật ghi tăng, giảm sản lượng điện cũng sẽ có lợi cho công ty điện lực.

Chẳng hạn, trước chu kỳ tăng giá điện mới, nếu nhân viên ngành điện ghi giảm sản lượng điện tháng này để sau đó, ghi tăng bù sản lượng điện ở tháng sau áp giá cao thì chi nhánh điện đó sẽ được lợi tăng doanh thu. Ngược lại, nếu trước chu kỳ giảm giá điện, việc ghi tăng sản lượng điện vào tháng giá cao và ghi giảm bù sản lượng điện vào tháng giá thấp cũng sẽ mang lại lợi ích tương tự.

Từ 1/6, điện sinh hoạt sẽ chỉ còn 6 bậc, giảm 1 bậc so với trước, nhưng tính theo biểu giá cụ thể, giá điện cho sinh hoạt sẽ giảm so với trước.

Ví dụ, nếu một hộ dân sử dụng 500kWh điện, theo biểu giá cũ 7 bậc, tổng tiền điện sẽ hết 1.024.200 triệu đồng. Nhưng nếu tính theo cơ cấu biểu giá mới 6 bậc, tiền điện sẽ chỉ hết 987.550 đồng, giảm tới 36.650 đồng/kWh.

Thêm vào đó, dùng từ 401 kWh trở lên, đơn giá điện theo biểu mới là 2.399 đồng/kWh, giảm tới 21 đồng/kWh so với đơn giá cũ.

Vì vậy, nếu các đơn vị điện lực ghi tăng sản lượng điện trong tháng 4, 5 và ghi giảm bù sản lượng điện ở tháng 6, tháng 7, tổng mức tiền mà người dân phải trả sẽ cao hơn , chịu thiệt thòi, còn ngành điện tăng doanh thu. Dù rằng, về lý thuyết, tổng sản lượng điện tiêu thụ là giữ nguyên.

Phạm Huyền