Hàng trăm chậu cây mini nằm chen chúc trong không gian chật chội của chiếc ngõ nhỏ trên đường Âu Cơ (quận Tây Hồ - Hà Nội). Nó là thú chơi của một người dân bình thường, không lắm tiền nhiều của.

{keywords}
"Nghệ nhân vườn" Đỗ Đức Toàn.

Chủ nhân của hàng trăm chậu bon-sai đẹp như tranh là ông Đỗ Đức Toàn, sinh năm 1952. Ông Toàn là cựu chiến binh, đã từng tham gia chiến trường Lào thời điểm những năm 1970, biên chế sư đoàn 324 - quân đoàn 2.

Giải ngũ, ông Toàn về quê sinh sống tại làng đào Nhật Tân (phường Nhật Tân, quận Tây Hồ). Đam mê cây cảnh, lại có hoa tay và trí tưởng tượng, ông đã nhẫn nại gần 20 năm để tự mình cấy ghép, tạo thế hàng trăm chậu bon-sai đẹp như tranh vẽ.

Vì chật hẹp, ông Toàn dã "sáng tạo" thêm các giàn gác ở ngang tường, hay bày cây ở bất cứ khoảng trống nào có thể.

{keywords}

{keywords}
Những tác phẩm mỹ thuật có được từ niềm đam mê của ông Toàn.

Không gian chật hẹp của đô thị dường như cũng làm đam mê của con người chuyển hướng. Khi những bộ sưu tập “khủng” như cây đại cảnh, đá non bộ tam sơn, ngũ sơn… chềnh ềnh như những ngôi nhà không có “đất dung thân” trong không gian ngày càng bị thu hẹp ở thành phố, ông Toàn “chuyển hướng” sang chế tác những bộ sưu tập cây mini.

Nguyên liệu để làm những chậu bonsai của ông Toàn là đá thấm thủy – loại đá mềm và có thể giữ nước được trong ruột. Qua khâu chế tác, đục đẽo…, ông Toàn tạo dáng các thế non bộ, sau đó cấy các cây thế lên, và sắp đặt các con giống để tạo tiểu cảnh.

{keywords}

{keywords}

{keywords}
{keywords}

{keywords}

Một không gian thu nhỏ được tái hiện hoàn mỹ tạo cho người xem một cảm giác thực sự bất ngờ. Các thế cổ kính như quần thụ, tiều phu vọng tử, song thụ, bạt phong hồi đầu, nghênh phong, long giáng, thác đổ… chen chúc nhau vì diện tích quá chật hẹp. Tuy nhiên, không vì điều đó mà làm mất vẻ cuốn hút của mỗi chậu bonsai.

Thái Bình