Ngày 10/7 vừa qua, Cục Hàng không Việt Nam đã có kết luận về sự cố hy hữu chở nhầm khách mua vé Đà Lạt đến Cam Ranh trên chuyến bay VJ8575

Cục Hàng không Việt Nam đã đình chỉ công tác hàng loạt cá nhân và kiểm điểm các doanh nghiệp có liên quan do không thực hiện đúng quy trình, dẫn đến sự cố hy hữu này.

Cụ thể, Cục Hàng không đã yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm cá nhân và tập thể đối với Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam, Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam, Cảng vụ Hàng không miền Bắc. Tổ chức kiểm điểm trách nhiệm phó giám đốc trực chỉ huy khai thác khu bay sân bay quốc tế Nội Bài ngày 19-6. Đình chỉ công việc đối với trưởng cơ sở thủ tục bay Nội Bài và phó trưởng cơ sở thủ tục bay Nội Bài trực chỉ huy ngày 19/6 - 31/7 để thực hiện việc kiểm điểm trách nhiệm và huấn luyện lại các quy trình thủ tục bay.

Đối với Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Lại Xuân Thanh yêu cầu kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với các tổ chức, cá nhân liên quan về công tác giám sát việc lập và triển khai kế hoạch bay tại cảng hàng không, sân bay, việc thanh tra bay đối với hãng hàng không. Cục Hàng không Việt Nam cũng sẽ thanh kiểm tra toàn diện hoạt động đối với các cơ quan thủ tục bay tại các cảng hàng không, sân bay và các bộ phận điều độ khai thác bay của các hãng hàng không sau sự cố hy hữu này.

{keywords}
Để các chuyến bay an toàn, liên quan đến rất nhiều yếu tố

Các cá nhân thuộc các đơn vị liên quan khác bị đình chỉ giấy phép gồm 2 nhân viên thủ tục bay của cơ sở thủ tục bay Nội Bài để Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài thực hiện việc kiểm điểm trách nhiệm và huấn luyện lại các quy trình thủ tục bay.

Nhân viên trực hiệp đồng của đài kiểm soát không lưu Nội Bài thuộc Công ty Quản lý bay miền Bắc cũng bị đình chỉ giấy phép điều hành không lưu để kiểm điểm trách nhiệm và huấn luyện lại quy trình hiệp đồng và thông báo bay. Thời gian đình chỉ giấy phép của các cá nhân nói trên là 30 ngày.

Đối với hãng hàng không VietJet, Cục Hàng không Việt Nam đã đình chỉ giấy phép người lái tàu của cơ trưởng, cơ phó tiếp viên trưởng để VietJet Air thực hiện việc kiểm điểm trách nhiệm và huấn luyện lại các quy trình khai thác cũng như kỹ năng phối hợp tổ bay (CRM) thời hạn 30 ngày. Giám đốc Trung tâm Điều hành bay (OMC) của VietJet Air cũng bị đình chỉ công tác đến ngày 1-8 để công ty thực hiện việc kiểm điểm trách nhiệm quản lý.

Liên quan tới sự cố hy hữu “đáp nhầm sân bay”, theo thông báo ban đầu của Cục Hàng không thì lỗi thuộc về một số nhân viên của VietJet. Chỉ sau khi Bộ GTVT vào cuộc thì sự việc mới được sáng tỏ, liên quan trách nhiệm hàng loạt cơ quan quản lý và dịch vụ hàng không tại sân bay Nội Bài.
 
(Theo Người lao động)

123 sự cố an toàn

Số liệu từ Cục Hàng không cho thấy, tính đến ngày 15/6, hàng không Việt Nam ghi nhận 123 sự cố an toàn, trong đó 64 sự cố hàng không do nguyên nhân kỹ thuật; 31 sự cố do khách quan (chim va đập, thời tiết, vật ngoại lại); sự cố hàng không xảy ra do yếu tố con người là 21 vụ, trong đó 4 vụ liên quan thành viên tổ bay, 3 vụ liên quan nhân viên bảo dưỡng tàu bay, 1 vụ liên quan nhân viên phục vụ mặt đất và 13 vụ liên quan hành khách; có 7 sự cố xảy ra do các nguyên nhân khác.

Đáng lưu ý, có 2 sự cố thuộc về “anh cả” hàng không Việt Nam là Vietnam Airlines bị liệt kê vào nhóm sự cố nguy cơ uy hiếp cao đến an toàn hàng không. Đó là chuyến bay từ Đà Lạt tới TP HCM ngày 26/3 số hiệu VN-A397 trong khi thực hiện bảo dưỡng cuối ngày nhân viên kỹ thuật phát hiện ốp bảo vệ quạt làm mát phanh tàu bay bị mất. Vật thể sau đó đã được tìm thấy tại Cảng Hàng không Liên Khương.

Và sự cố ngày 6/5 với chuyến bay VN780 đi từ Úc về TP HCM trong khi chạy đà cất cánh tổ bay nghe tiếng nổ phía động cơ số 2, tổ bay đã đình chỉ cất cánh ở tốc độ 110kts và quay lại bãi đậu.