- Chỉ trong vòng 4 năm, từ 2008 đến cuối 2012, tổng lượng vàng tại hai nhà máy khai thác vàng lớn nhất nước ở Quảng Nam là Bồng Miêu và Đắk Sa của Tập đoàn Besra Việt Nam đã đào được hơn 4,430 tấn vàng. Số vàng đã bán hết, vậy tiền đâu?

Ngoài con số trên, khối lượng vàng đào được trong năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 tại hai nhà máy này vẫn đang là điều “bí mật”.

Cục Thuế Quảng Nam cho biết, tổng số tiền thuế các loại mà hai nhà máy khai thác vàng Bồng Miêu và Đắk Sa nộp vào ngân sách là hơn 650 tỷ đồng, sau khi đưa ra nước ngoài tiêu thụ hơn 4,430 tấn vàng thành phẩm.

Tuy nhiên, số nợ thuế phát sinh các loại tính từ năm 2004 đến tháng 7/2014 đã lên tới hơn 1.033 tỷ đồng.

Theo tính toán của Cục Thuế Quảng Nam, nếu trừ khoản hoàn thuế giá trị gia tăng 105 tỷ cho hai nhà máy, cộng với khoản thuế đã nộp vào ngân sách 650 tỷ đồng thì đến nay, khoản nợ thuế các loại chưa nộp vào ngân sách là 278 tỷ đồng.

{keywords}

Trong phòng vàng thành phẩm, ông chủ kho giới thiệu một thỏi vàng 4 số 9 được sản xuất tại nhà máy vàng Đắk Sa, Phước Sơn.

Do chậm nộp nên Cục Thuế Quảng Nam đã 11 lần ra quyết định xử phạt nộp chậm thuế.

Tuy nhiên, đại diện công ty khai thác vàng cho rằng từ năm 2013, họ chưa hề nợ thuế.

Ông Ngô Bốn, Cục trưởng Cục Thuế Quảng Nam, khẳng định số tiền thuế hai nhà máy khai vàng phải nộp vào ngân sách được cơ quan này căn cứ trên tổng sản lượng vàng đã xuất bán ra nước ngoài.

“Vậy tổng số tiền thu được sau khi xuất bán hơn 4,430 tấn vàng ra nước ngoài là bao nhiêu, và tại sao Besra Việt Nam cố tình chây ì, không nộp các khoản nghĩa vụ? Đã vậy lại còn đổ thừa cho thiên tai, rồi đóng cửa 2 nhà máy để gây sức ép với chính quyền phải dở bỏ lệnh cưỡng chế thuế?” - ông Ngô Bốn bức xúc.

Còn ông Lê Mai Khắc Hưng - Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Quảng Nam, nhận xét, các lý do mà Besra Việt Nam đưa ra là quá vô lý. “Doanh nghiệp này xuất khẩu 100% lượng vàng khai thác được ra nước ngoài. Thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp là được thu trên sản lượng vàng xuất khẩu. Thế nhưng vàng đã bán ra nước ngoài mà doanh nghiệp vẫn than không có tiền để nộp là hết sức vô lý và không thể chấp nhận được”.

{keywords}

Đã từng nhiều lần vào tận các hầm lò, tận mắt chứng kiến nhà máy khai thác và chế biến vàng, người viết vẫn choáng váng trước những vỉa quặng vàng dưới hầm sâu.

Theo các chuyên gia, mỏ vàng Phước Sơn có công suất khai thác 1.000 tấn quặng/ngày, tỷ lệ thu hồi vàng là 92-95%. Mỏ vàng Bồng Miêu 500 tấn quặng/ngày, tỷ lệ thu hồi vàng là 88%.

Ngoài 4,430 tấn vàng mà Cục Thuế Quảng Nam căn cứ để tính thuế sau khi đã xuất bán ra nước ngoài, khối lượng vàng đào được, theo các chuyên gia, là lớn hơn nhiều lần. Vấn đề này cũng được nhiều đại biểu chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam cuối tháng 7 vừa qua. UBND tỉnh đã có văn bản gửi hỏi Bộ Tài nguyên Môi trường, nhưng Bộ cũng phản hồi rằng không nắm được con số này.

Vì thế, đến nay tất cả vẫn là một ẩn số.

{keywords}

Hầm lo xuyên sâu vào núi tại mỏ vàng Đắk Sa dài hơn 4 km.

{keywords}

Cửa hầm lò khai thác vàng mỏ ĐắK Sa

{keywords}

Bên trong hầm lò nơi có nhiều quặng chứa đầy vàng

{keywords}

Một cục quặng đá chứa đầy vàng được khai thác trong hầm lò.

{keywords}

Vỉa quặng chứa đầy vàng chuẩn bị khai thác, những vỉa vàng ăn vào đá sáng lấp lánh.

{keywords}

Trong bộ đồ công nhân, PV.VietNamNet cùng khai thác quặng vàng dưới hầm sâu

{keywords}

Ông này cắn mạnh vào thỏi vàng như để chứng minh với PV về chất lượng vàng, rằng đây là vàng thật được sản xuất tại nhà máy vàng Đắk Sa, không phải vàng giả.

{keywords}

Những thỏi vàng nặng 5 kg được giới thiệu như chiến lợi phẩm thu được sau khi xay quặng đá từ hầm sâu đưa lên để sản xuất ra những thỏi vàng này.

{keywords}

Trên tay PV.VietNamNet là một thỏi vàng nặng chừng 10 kg.

{keywords}

Một vỉa quặng chứa đầy vàng tại mỏ vàng ánh lên màu vàng rực.

{keywords}

{keywords}
Đưa vàng vào khuôn đúc

Vũ Trung