Nếu bạn là một ông chủ, hãy tránh tuyển dụng những người này. Nếu bạn là nhân viên, hãy tránh không phải là một trong số này.
Trong bất kì một tổ chức hay doanh nghiệp, nhân viên luôn đóng vai trò quan trọng và quyết định đến thành công hoặc thất bại của tổ chức đó. Vì vậy, chăm lo cho lợi ích và bảo vệ quyền lợi của nhân viên là trách nhiệm của các nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, không phải lúc nào nhà lãnh đạo cũng có thể hoàn thành trách nhiệm này bởi có những kiểu nhân viên khiến họ… “bốc hỏa” và muốn sa thải ngay lập tức.
Nhân viên “quan trọng”
Đây là những nhân viên luôn “vỗ ngực” tự tin rằng: “Tôi là người rất quan trọng. Công ty và các sếp sẽ không làm được gì nếu thiếu tôi”. Trong một số trường hợp, họ là những người có tài và mắc bệnh kiêu ngạo, tự phụ. Nhưng đa phần là “thùng rỗng kêu to”, những kẻ không làm được gì nhưng luôn nghĩ mình là số một.
Có những nhân viên không làm được gì nhưng luôn nghĩ mình là số một (Ảnh minh họa) |
Nhân viên “dài dòng”
Khi thành công, nhân viên “dài dòng” thường sẽ đem tất cả những gì họ đã làm (từ việc nhỏ nhất) để khoe khoang, kể lể. Nếu thất bại, họ cũng sẽ tìm mọi lý do thuyết phục nhất để chứng minh rằng sai lầm đó là do… khách quan hoặc người khác gây ra và họ đã cố gắng hết sức để khắc phục hậu quả. Kiểu nhân viên này thường khiến sếp bực mình vì họ không bao giờ biết nhận lỗi và chịu trách nhiệm.
Nhân viên “sự cố”
Một CEO từng chia sẻ, ông đã rất “sốc” khi đến ngày diễn ra cuộc họp cổ đông vô cùng quan trọng của công ty thì anh nhân viên thân cận bỗng “lặn mất tăm”, mà thay vào đó là một cuộc điện thoại thông báo mọi dữ liệu của cuộc họp đã bị mất. Khi ông yêu cầu một lời giải thích, anh nhân viên chỉ nói rằng “Tôi rất tiếc nhưng đó là một sự cố, thưa sếp”. Đây là những nhân viên có thể làm mất tiền tỷ của công ty chỉ trong phút chốc vì sự bất cẩn và thiếu trách nhiệm của họ.
Nhân viên “đáng tin”
“Tôi sẽ cố gắng hết sức mình. Xin sếp hãy tin tưởng ở tôi”. Đó là câu nói quen thuộc mà có lẽ bất kì nhân viên nào cũng đã từng nói với cấp trên. Nhưng thường thì câu nói ấy không bao giờ đúng cả. Để có được niềm tin của lãnh đạo, bạn phải thể hiện thông qua hành động, chứ không phải một lời nói suông.
5. Nhân viên “biết tuốt”
Thực tế đã chứng minh, việc đặt câu hỏi quan trọng hơn việc tìm ra câu trả lời. Vì thế, vai trò của người lãnh đạo quyết định đến sự tồn tại của nhân viên. Tuy nhiên, những nhân viên “biết tuốt” luôn cho rằng mình là người tài giỏi và am hiểu tất cả mọi vấn đề. Họ thường tỏ thái độ coi thường, thậm chí nói xấu lãnh đạo “sau lưng” bởi họ cho rằng lãnh đạo không giỏi bằng họ.
6. Nhân viên “nguyên tắc”
Một nhà lãnh đạo nguyên tắc sẽ khiến nhân viên nể phục và công việc luôn được tiến hành thuận lợi. Nhưng một nhân viên nguyên tắc đôi khi lại trở thành “ác mộng” đối với ông chủ. Bởi họ là những con người quá cứng nhắc và luôn làm theo ý mình. Những nhân viên này thường trở thành mối đe dọa lớn khi họ có thể phản đối mọi quyết định của lãnh đạo bất cứ lúc nào.
Nhân viên "nguyên tắc" thường trở thành mối đe dọa lớn khi họ có thể phản đối mọi quyết định của lãnh đạo bất cứ lúc nào (Ảnh minh họa) |
7. Nhân viên “lo xa”
Họ là những người chu đáo và thận trọng, tuy nhiên thận trọng khiến sếp khó chịu. Họ không tự tin và luôn tưởng tượng ra đủ mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Làm việc với những nhân viên như thế này thường khiến sếp và cả đồng nghiệp … mất hứng.
8. Nhân viên “lý do”
Thật dễ dàng để phát hiện ra những nhân viên “lý do” trong các cuộc họp. Những nhân viên này luôn đòi hỏi mọi thứ phải thật rõ ràng, tỉ mỉ. Họ thường xuyên thắc mắc “Tại sao lại lựa chọn phương án này mà không phải là phương án kia? Tại sao lại đưa ra quyết định đó trong thời điểm này? Tại sao…” Tất cả những câu hỏi của họ luôn làm lãng phí thời gian của người khác.
9. Nhân viên “cộng đồng”
Ban đầu những nhân viên này rất nhanh nhẹn và hữu ích. Họ có thể làm bất cứ công việc nào được giao và giúp đỡ tất cả mọi người. Tuy nhiên, đây chính là kiểu nhân viên “vô dụng” nhất trong công ty. Bởi bạn thuê họ về để làm một công việc nhất định, chứ không phải để đi khắp nơi và hỗ trợ những người khác.
10. Nhân viên “than thở”
Những nhân viên này thường làm việc khá hiệu quả nhưng họ lại có thói quen “than thở”. Họ luôn thắc mắc “Tại sao mình làm việc tốt như thế mà chưa được thăng chức? Tại sao John được thưởng nhiều hơn mình trong khi anh ta không làm tốt bằng mình?…”. Có hàng ngàn lý do để họ than thở và cũng có hàng ngàn lý do khiến sếp “phát điên” với những nhân viên kiểu này.
(Theo Khampha/cbsnews)